Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người cao tuổi bị bệnh gút kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Các cơn gút cấp này thường xảy ra vào ban đêm, sau các bữa ăn giàu đạm và kéo dài 3-10 ngày. Thức ăn và đồ uống có nhiều purin sẽ tăng nguy cơ bị cơn gút cấp. Muốn kiểm soát bệnh gút ở người cao tuổi, cần giảm lượng purin ăn vào hằng ngày.

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút là một loại viêm khớp. Bệnh gút khởi phát thường đột ngột với các triệu chứng sưng, đau và viêm các khớp. Các triệu chứng của bệnh xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu cao, các tinh thể uric sẽ có thể tích tụ trong các khớp.

Những người mắc bệnh gút thường thấy sưng, đau và viêm các khớp bắt đầu từ ngón chân cái, tiếp đến là ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Các cơn gút cấp này thường xảy ra vào ban đêm, sau các bữa ăn giàu đạm và kéo dài 3-10 ngày.

Những người mắc bệnh gút thường thấy sưng, đau và viêm các khớp bắt đầu từ ngón chân cái, tiếp đến là ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.

Tỷ lệ người cao tuổi bị bệnh gút cao hơn so với người trẻ

Người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi thường có tỷ lệ mắc bệnh gút nhiều hơn so với các đội tuổi khác. Nguyên nhân của việc này có thể giải thích bởi các lý do sau:

Người cao tuổi thường mắc các bệnh không lây nhiễm khác như tim mạch, thận, nội tiết, đái tháo đường. Khi mắc các bệnh này, mạch máu thường bị tổn thương, khó lưu thông khiến acid uric lắng đọng trong cơ thể.

Người cao tuổi phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau nên cũng là một nguyên nhân tăng acid uric máu. Một số thuốc còn làm hạn chế sự bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể như các thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp, thuốc corticoid…

Thói quen ăn uống của người cao tuổi cũng là nguyên nhân khiến họ dễ tái phát bệnh gút. Người cao tuổi thường quên uống nước, lượng nước không đủ cho cơ thể cộng với việc ăn ít rau và thừa lượng đạm tạo ra lượng acid uric ứ đọng trong cơ thể.

Người cao tuổi bị bệnh gút kiêng ăn gì?

Hằng ngày, cơ thể tiếp nhận một lượng purin trong các thực phẩm ăn vào. Muốn kiểm soát bệnh gút, cần giảm lượng purin ăn vào.

Người cao tuổi bị bệnh gút nên tránh những loại thực phẩm có nhiều purin như: thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn, nội tạng động vật: gan, thận, óc, lòng…

Tránh ăn các loại hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như con trai hay các loại cá cơm, tôm, cá mòi…

Người cao tuổi bị gút nên tránh những loại thực phẩm có nhiều purin như: thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn, nội tạng động vật.

Tránh các loại rau như nấm, măng tây, măng tre, giá, dọc mùng…Đây là các loại rau làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu.

Tránh các sản phẩm có hàm lượng fructose cao như đồ ăn nhanh, bánh, kẹo, một số loại nước trái cây, soda.

Tránh uống rượu vì rượu làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric. Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.

Tránh ăn bánh ngọt vì có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ acid uric.

Tránh các loại rau xanh làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu. Đó là những loại rau có tốc độ tăng trưởng nhanh như: nấm, măng tây, măng tre, giá, dọc mùng...

Người cao tuổi mắc bệnh gút không ăn các loại thực phẩm trên.

Thực phẩm tốt cho người cao tuổi bị bệnh gút

Vẫn cần khẳng định, không có chế độ dinh dưỡng nào ngăn ngừa hoàn toàn cơn gút cấp. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người cao tuổi quản lý sức khỏe tốt hơn.

Người cao tuổi bị bệnh gút nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như hoa quả và rau tươi.

Các loại rau giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh gút bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành acid uric như rau chân vịt và súp lơ.

Nên sử dụng các loại rau có tính kiềm vì chúng có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh gút như cải xanh, củ cải, bí…

Các loại rau giàu chất xơ có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành acid uric như súp lơ.

Hoa quả giàu vitamin C làm giảm tình trạng viêm hiệu quả như dâu tây, dứa,..

Nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo (sữa tách béo, sữa chua)

Nên sử dụng các loại ngũ cốc, hạt.

Người cao tuổi bị gút chọn các thực phẩm có chất béo, khoai tây, cơm, bánh mì và mì ống.

Nên ăn trứng nhưng không ăn quá 4 quả/ tuần

Nên bổ sung vitamin C khoảng 500-1000mg mỗi ngày.

Người cao tuổi bị gút không cần phải kiêng tuyệt đối các loại thịt, cá, tuy nhiên cần ăn với lượng phù hợp (khoảng 100 - 120g mỗi ngày).

Người cao tuổi bị bệnh gút nên uống nhiều nước (nước khoáng, nước lọc) mỗi ngày. Uống từ 2 - 2,5 lít mỗi ngày. Lưu ý, không uống quá nhiều nước trong một lần mà cần chia nhỏ lượng nước và uống đều trong ngày. Uống quá nhiều nước một lần sẽ khiến tim, phổi làm việc quá sức không tốt cho sức khỏe người cao tuổi.

Bảng phụ lục thực phẩm cho người bị bệnh gút

Mức độ ăn

Thực phẩm nên ăn

Nên ăn

- Uống nhiều nước

- Ăn các thực phẩm giàu vitamin C từ nguồn: quả chín (lựu, cam, bưởi..), rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt

- Các loại đậu, sản phẩm của đậu ( đậu phụ và sữa đậu nành)

- Trứng và các sản phẩm sữa

 

 

 

 

Hạn chế ăn

- Rượu bia, đồ uống có cồn, đồ uống ngọt, đồ uống có ga.

- Thức ăn nhiều purin như thịt đỏ, nội tạng động vật và một số loại hải sản như cá cơm, cá trích, cá mòi và cá ngừ.

Một nguyên tắc cần lưu ý, dù chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát lượng acid uric nhưng người cao tuổi bị bệnh gút không được quên việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ để ngăn chặn các cơn gút cấp và đi khám định kỳ theo lịch của bác sĩ đã hẹn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bột yến mạch có tốt cho bệnh gout?

Bs. Ts Nguyễn Trọng Hưng - Theo sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm