Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch

Hành động đơn giản như phớt lờ hay tắt báo thức để ngủ thêm vào mỗi sáng trên giường có thể gây ra nhiều tác hại hơn bạn nghĩ.

Nhiều người có thói quen đặt báo thức sớm nhưng rồi lại tắt chuông để “ngủ nướng” thêm một chút trên giường. Thỉnh thoảng nuông chiều bản thân như vậy không phải là điều xấu. Tuy nhiên, việc lặp lại hành vi này trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trên nhiều phương diện. 

1. Gây rối loạn chu kỳ giấc ngủ

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch - Ảnh 1.(Ảnh: Brightside)

Khoảng 2 giờ trước khi bạn thực sự thức dậy, cơ thể đã bắt đầu tự chuẩn bị để khởi đầu ngày mới. Nhiệt độ cơ thể tăng lên, các chất hóa học giúp bạn cảm thấy tỉnh táo được tiết ra dần. Lúc thức dậy sau khi nghe chuông báo thức đầu tiên, cơ thể bạn đã chuẩn bị tốt cho sinh hoạt sau đó. Tuy nhiên, nếu bạn quay lại tiếp tục ngủ, sự chuẩn bị trước đó là vô nghĩa. Do đó, khả năng cao là bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ và chệnh choạng thêm một thời gian dài sau khi thực sự thức dậy.

2. Mệt mỏi hơn suốt cả ngày

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch - Ảnh 2.(Ảnh: Brightside)

Nhiều người nghĩ rằng nấn ná ngủ thêm sẽ giúp mình có thêm nhiều năng lượng hơn cho ngày mới. Tuy vậy, một khảo sát thực tế trên 20.000 người đã chỉ ra rằng những người hay ngủ nướng có xu hướng cảm thấy mệt mỏi hơn suốt trong ngày. Hơn nữa, thói quen này về lâu dài dễ gây nên tình trạng thiếu ngủ, đến tình trạng thiếu ngủ về lâu dài.

3. Có hại cho sức khỏe đường ruột

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch - Ảnh 3.(Ảnh: Brightside)

Việc “tranh thủ” thêm thời gian để nằm ngủ trên giường sẽ làm rối đồng hồ sinh học, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi cơ thể không chắc chắn được sẽ đi ngủ và thức dậy khi nào, nhiều khả năng là bạn sẽ trằn trọc cả đêm và kết quả là ngủ được ít hơn hẳn. Khi sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng, quá trình trao đổi chất cũng sẽ gặp rối loạn, kéo theo tình trạng tăng cân ngoài ý muốn.

4. Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch 

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch - Ảnh 4.(Ảnh: Brightside)

Thường xuyên tắt nhiều báo thức để quay lại giấc ngủ có thể dẫn đến nhiều thay đổi tiêu cực đến sức khỏe. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy mình bị ốm thường xuyên hơn trước đây. Điều này xảy ra vì việc giấc ngủ bị ngắt quãng, hay xa hơn là thiếu ngủ làm suy yếu cơ chế bảo vệ của cơ thể. Do đó, hệ miễn dịch sẽ không thể bảo vệ bạn một cách hiệu quả như bình thường. 

5. Gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch - Ảnh 5.(Ảnh: Brightside)

Một trong những tác hại ít ai ngờ đến của ngủ nướng là sự ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Chế độ ngủ không đều đặn do thời gian nghỉ ngơi biến động sẽ tác động tiêu cực đến các hormone sinh sản, vốn chịu trách nhiệm về kinh nguyệt và rụng trứng. Việc duy trì những giấc ngủ bị gián đoạn lâu dần sẽ khiến cơ thể căng thẳng hơn, do đó có thể dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc trễ kinh.

6. Da trở nên nhạy cảm hơn

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch - Ảnh 6.(Ảnh: Brightside)

Kể cả khi đã chăm sóc da tốt đến bao nhiêu, tình trạng ngủ không đều giấc liên tục có thể phá hoại nỗ lực của bạn và khiến da nổi mụn. Khi ngủ không đủ giấc, nồng độ hormone căng thẳng trong cơ thể sẽ tăng lên, từ đó dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sản xuất quá nhiều bã nhờn và tắc nghẽn lỗ chân lông.

Các mẹo hay cần biết

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch - Ảnh 7.

Để khắc phục tình trạng ngủ nướng sau báo thức, bạn có thể tham khảo những ý tưởng dễ thực hiện sau để thiết lập thói quen nghỉ ngơi lành mạnh hơn.

- Tăng cường hoạt động: Những người tích cực hoạt động thể chất cũng thường ít có xu hướng nấn ná trên giường khi đã tỉnh giấc. Bạn có thể tạo thói quen đi bộ ít nhất nửa giờ mỗi ngày và xem ảnh hưởng tích cực của việc này đến hành vi ngủ nướng mình.

- Đặt báo thức ở phía bên kia của phòng ngủ: Đây là một phương thức đã có từ lâu. Việc phải chạy hẳn sang một phòng khác sẽ khiến bạn phải đứng hẳn dậy và bước đi. Do đó, cảm giác muốn nằm xuống ngủ lại sẽ giảm đi đáng kể.

- Bật đèn: Bóng tối khiến nhiều người cảm thấy khó thức dậy. Do đó, bật đèn có thể là cách khắc phục hiệu quả.

- Chọn đồng hồ không có lựa chọn cài đặt lại báo thức sau lần đổ chuông đầu: Nếu báo thức không cho phép bạn hẹn giờ lại, bạn cũng sẽ không yên tâm ngủ thêm vì nguy cơ muộn giờ. Đây là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác hại khôn lường của việc ngủ nướng.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm