Khi mới ra đời vào năm 1944, kháng sinh được coi là loại thuốc thần kỳ, được sử dụng để điều trị mọi thứ từ vi khuẩn salmonella và viêm phổi đến các vết thương bị nhiễm trùng. Để đảm bảo hiệu quả lâu dài của loại thuốc này, chúng ta không nên lạm dụng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp thịt đã lạm dụng kháng sinh trong nhiều thế kỉ qua.
Người ta cho động vật trang trại ăn các loại thuốc này để giúp chúng lớn nhanh, có kích cỡ to hơn và giúp chúng có thể tồn tại trong các điều kiện mất vệ sinh. Sự lạm dụng tràn lan các loại thuốc kháng sinh khiến các loại vi khuẩn kháng kháng sinh mới ra đời, thường được gọi là “siêu khuẩn”.
Các nhà khoa học đã nhấn mạnh nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do loại “siêu khuẩn “ này gây ra trong nhiều năm nay, nhưng dường như không mấy ai để ý đến những lời cảnh báo này; tình trạng này đang ngày càng nghiêm trọng.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng biến đổi gen mới trong vi khuẩn có tên gọi là MCR-1 trong thịt, lợn sống và những người bị ốm nặng ở Trung Quốc.
Gen này khiến vi khuẩn kháng lại biện pháp điều trị bệnh cuối cùng là sử dụng kháng sinh. Đáng sợ hơn, tỉ lệ trao đổi gene này giữa các vi khuẩn rất cao, cho thấy khả năng kháng thuốc đáng sợ có thể dẫn đến nguy cơ đại dịch và lan ra toàn thế giới. Khẳng định nghi ngờ này, vài tháng sau khi phát hiện ra gene này ở Trung Quốc, các nhà khoa học đã tìm thấy gene kháng kháng sinh tương tự ở Anh.
Thủ phạm chính
Hiện nay người ta đã công nhận rằng tình trạng kháng kháng sinh đã phát triển và lan rộng là do việc lạm dụng thuốc trong ngành chăn nuôi động vật. Kháng sinh – và đặc biệt là colistin (kháng sinh nhóm polymycin) – được cho gia súc ăn với số lượng lớn. 80% lượng thuốc kháng sinh ở Mỹ được sử dụng ở các nhà máy nuôi động vật trang trại.
Chỉ riêng ở Trung Quốc, người ta sử dụng 12,000 tấn colistin trong các trang trại động vật mỗi năm, và con số này ở Mỹ là 800 tấn. Hơn 400 tấn được sử dụng ở các trang trại ở Châu Âu. Lượng kháng sinh được sử dụng ở các động vật trang trại nhiều gấp 500 lần so với lượng kháng sinh mà con người sử dụng.
Tại sao ngành công nghiệp trang trại lại sử dụng lượng kháng sinh lớn đến như vậy? Điều này sẽ không xảy ra nếu họ không nhốt động vật và kích thích động vật lớn nhanh và to nhanh để lấy lợi nhuận.
Kháng sinh thường được sử dụng để tăng kích cỡ thể chất của động vật và giúp động vật tồn tại được trong môi trường đông đúc và kém vệ sinh. Việc giám sát và mang lại phúc lợi cho từng con vật đúng là tốn kém hơn rất nhiều. Lượng lớn kháng sinh được cho động vật ăn là biện pháp phòng bệnh trong điều kiện này .
Điều này có nghĩa rằng nhiễm trùng kháng thuốc có thể ảnh hưởng đến con người cho dù họ có ăn thịt hay không, tất cả là do cách quản lý yếu kém của ngành công nghiệp gia súc.
Vì sao siêu khuẩn lại nguy hiểm đến vậy?
Đáng sợ hơn chúng ta tưởng, siêu khuẩn gây ra nhiều bệnh và tình trạng nhiễm trùng không thể chữa trị. Sự lây lan của chúng có thể khiến ngành y học hiện đại lùi vài bước về thời trước khi kháng sinh ra đời, thời kì mà một vết nhiễm trùng nhỏ cũng có thể gây tử vong. Chủng đa kháng thuốc của bệnh thương hàn và lao phổi đã giết chết hàng trăm nghìn người mỗi năm, nhưng ngày tận thế của kháng sinh có thể khiến những nhiễm trùng tưởng chừng tầm thường nhất cũng gây chết người.
Việc khám phá ra gene mcr-1 còn đáng lo ngại hơn nữa do bản chất lây lan cao giữa các vi khuẩn như E.coli, salmonella và những vi khuẩn gây viêm phổi. Điều này cho thấy rằng “Sự phát triển từ kháng thuốc diện rộng sang kháng thuốc toàn thể là không thể tránh khỏi”.
Một trong những tác giả của nghiên cứu này, giáo sư Timothy Walsh của trường Đại học Cardiff (Anh), đã nói rằng “Mọi thứ dường như đã sẵng sàng cho việc đưa thế giới trở về thời kỳ trước khi có kháng sinh”.
Giáo sư giải thích thêm “ở thời điểm này, nếu một bệnh nhân bị ốm nghiêm trọng, ví dụ như với vi khuẩn E.coli, bạn sẽ chẳng làm được gì.” Gần đây, nhiễm trùng kháng kháng sinh đã khiến 23.000 người Mỹ tử vong mỗi năm. Ước tính đến năm 2050, sẽ có 9,6 triệu người chết vì lí do này trên toàn thế giới.
Gần đây các bác sĩ đã cảnh báo rằng việc lạm dụng thuốc kháng sinh khi nuôi động vật đã khiến trẻ em gặp nhiều rủi ro. Một báo cáo từ Viện Nhi Mỹ đã tiết lộ rằng kháng kháng sinh gây ra do việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong ngành chăn nuôi động vật đang đặt trẻ em vào nguy cơ bị các dạng nhiễm trùng đe dọa đến cuộc sống.
Chúng ta có thể làm gì?
Theo giám đốc Viện nghiên cứu kháng sinh ở Anh, Bác sĩ David Brown, tình hình “gần như đã quá muộn”, và nỗ lực để phát triển loại thuốc kháng sinh mới đang “hoàn toàn thất bại” mặc dù đã có nhiều nghiên cứu và đầu tư. Trong khi đó, việc cho động vật ăn colistin và các loại thuốc kháng sinh quan trọng đối với sức khỏe con người vẫn hoàn toàn hợp pháp, mặc dù những con vật này hoàn toàn không có bệnh tật gì.
Tại sao điều này vẫn được phép xảy ra? Thật không may, ngành công nghiệp dược phẩm cũng như ngành công nghiệp sản xuất thịt đều có đầy quyền lực. FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm – Hoa Kỳ) đã làm ngơ vấn đề này, và không có nỗ lực để chấm dứt tình trạng khủng hoảng y tế. Mặc dù có tới 26-30 loại kháng sinh đã được đánh giá là không an toàn, nhưng chúng vẫn tiếp tục được cho động vật trang trại ăn với số lượng lớn.
Bác sĩ Brown tin rằng chỉ luật pháp không thể giải quyết được khủng hoảng siêu khuẩn, đặc biệt là bởi vì “những người có được lợi ích lớn sẽ tìm cách lách luật.”
Tuy nhiên, ông kêu gọi “quyền lực của các lực lượng thị trường.” Quả thật, cách duy nhất để thay đổi là thông qua nhu cầu của người tiêu dùng, cách đơn giản nhất để chấm dứt cách nuôi động vật trong ngành công nghiệp thịt là ngừng ủng hộ nó. Hơn nữa, do cách lây lan của siêu khuẩn, thậm chí thịt hữu cơ cũng không đảm bảo an toàn, như nhà nghiên cứu Timothy Lander của trường đại học Bang Ohio đã chỉ ra.
Tất cả chúng ta có thể giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi động vật bằng cách giảm các sản phẩm từ thịt mà chúng ta tiêu thụ. Hệ thống chăn nuôi gia súc hiện tại được thiết kế để sản xuất ra số lượng lớn thịt và sữa để đáp ứng nhu cầu cao của chúng ta. Hậu quả là, việc sử dụng kháng sinh là cần thiết để đạt được mục tiêu này.
Bằng cách giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ thịt và sữa, chúng ta có thể làm giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và hi vọng chúng ta sẽ bắt đầu giải quyết được những hậu quả do ngành chăn nuôi động vật gây ra.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.