Nhiều người vẫn sử dụng các biện pháp sơ cứu tại nhà được truyền miệng từ người thân, bạn bè, hay hàng xóm, thậm chí là từ trên mạng. Nhờ vào những người này, những biện pháp sơ cứu tại gia trở nên vô cùng phổ biến, nhưng không phải tất cả những phương pháp sơ cứu này đều có hiệu quả. Thậm chí, một số phương pháp sơ cứu tại nhà phổ biến có thể làm cho vết thương của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng bơ, nước mắm để sơ cứu bỏng
Bạn có thể dễ dàng làm bỏng tay của mình ở bất cứ đâu và với bất cứ thứ gì, từ bếp, bàn là (bàn ủi) cho đến ly cà phê nóng. Một số người hoàn toàn có thể khuyên bạn sử dụng bơ, nước mắm để làm giảm đau trên vết bỏng. Nhưng đây không phải là một ý tưởng hay. Bơ hoặc nước mắm có thể gây ra nhiễm trùng và tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và gây nhiễm khuẩn.
Vậy thì sơ cứu bỏng như thế nào?
Ngay lập tức đặt vết bỏng dưới làn nước sạch và mát là cách tốt nhất giúp hạ nhiệt và chấm dứt quá trình làm tổn thương da. Nước cũng sẽ giúp làm sạch khu vực, giảm nguy cơ nhiễm trùng, và cũng làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Tiếp theo, quấn băng gạc vô trùng, và giữ cho vết bỏng sạch sẽ và khô ráo. Nếu nốt phồng rộp xuất hiện, không được làm vỡ chúng vì chúng là một lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống nhiễm trùng.
Garô khi chảy máu quá nhiều
Chỉ trong những lúc thật sự cần thiết, bạn mới cần phải buộc vết thương để cầm máu, hay còn gọi là Garô. Garô có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mô hoặc thậm chí là mất chi, và vì có những phương pháp khác có thể làm chậm quá trình chảy máu — và vẫn bảo tồn tính mạng – nhưng ít có nguy cơ tổn thương mô hoặc mất chi hơn.
Vậy thì sơ cứu khi chảy máu quá nhiều như thế nào?
Chỉ cần đặt một miếng vải sạch lên vết thương và ấn chặt; không lấy miếng vải ra, ngay cả khi nó bị thấm máu và dịch. Nếu cần thiết, thêm nhiều lớp vải lên ngay trên lớp đầu tiên. Tiếp tục ấn chặt để làm giảm lưu lượng máu đến vết thương. Cách này giúp ngừng chảy máu và thúc đẩy đông máu, nhưng vẫn để máu lưu thông đến phần còn lại của các chi.
Sơ cứu vết cắt hoặc vết xước bằng hóa chất
Khi bạn có một vết cắt hoặc xước trên da, nếu dùng Iod, Oxy già và rượu để làm sạch và sát trùng thì chúng có thể gây độc cho tế bào da, cản trở sự tự chữa lành của da. Phản ứng hóa học (và bọt khí) xảy ra khi các hóa chất này chạm vào da quả thực có thể làm sạch vết thương — nhưng còn giết chết các tế bào khỏe mạnh.
Vậy thì bạn cần làm gì để sơ cứu vết cắt hoặc vết xước?
Tốt nhất là bạn nên làm sạch vết thương mà không làm hư hại các mô lành mạnh bằng cách xả sạch vết thương bằng nước. Đặt vết thương dưới vòi nước tương tự như khi bạn sơ cứu bỏng. Rửa bằng nước để làm sạch vết thương. Sau đó, bạn có thể bang bằng bông gạc sạch hoặc dung thuốc mỡ kháng khuẩn có chứa bacitracin hoặc neomycin để tránh nghiễm khuẩn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sơ cấp cứu các vấn đề ở người cao tuổi
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.