Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết bánh chưng là món ăn cung cấp năng lượng rất lớn. Bánh chưng làm từ gạo nếp, thịt ba chỉ, đậu xanh. Thông thường một chiếc bánh chưng được làm với 1,5-2 bát gạo nếp (khoảng 400-500 g gạo), 100 g gạo nếp có 344 kcal. Như vậy, một chiếc bánh chưng chứa khoảng 1.500-1.700 kcal, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh.
Về hàm lượng các chất dinh dưỡng, 100 g bánh chưng thành phẩm cung cấp 181 kcal; 4,3 g chất đạm; 4,2 g chất béo; 31,6 g chất bột đường; 0,6 g chất xơ; 26 g canxi; 0,94 g sắt; 1,4 g kẽm.
Một chiếc bánh chưng vuông cỡ vừa, chia 8 miếng, cung cấp 204 kcal, 4,7 g chất đạm, 5,6 g chất béo và 33,9 g chất bột đường. Trong khi đó một bát cơm trắng cung cấp khoảng 180-200 kcal.
"Mỗi ngày chỉ cần ăn thêm 2-3 miếng bánh chưng như trên thì năng lượng khẩu phần đã tăng lên đáng kể, nguy cơ không kiểm soát được cân nặng có thể xảy ra", bác sĩ Hưng nói.
Bánh chưng rán còn chứa nhiều chất béo hơn do được chiên trong dầu mỡ, không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận.
Bác sĩ Hưng cho biết, bánh chưng là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết, song không phải là lựa chọn thông minh cho người thừa cân, béo phì nếu sử dụng nhiều. Bánh chưng chỉ phù hợp cho người thiếu cân, người mới ốm dậy. Người không muốn tăng cân chỉ nên ăn 200-300 g mỗi ngày, bằng hai miếng bánh chưng được chia làm 8 phần; đồng thời giảm bớt năng lượng từ thức ăn khác khi đã ăn bánh chưng.
"Ăn một miếng bánh chưng, giảm một bát cơm so với thông thường. Trong bánh chưng đã có thịt, nên cần bổ sung thêm cá, thịt lượng vừa phải, hấp, luộc thay vì chiên, rán", bác sĩ nói.
Để giảm năng lượng, giảm chất béo, nên gói bánh chưng với thịt lợn nạc, gói loại bánh nhỏ, hạn chế ăn chiên rán. Bánh chưng làm từ gạo nếp, có thể gây đầy bụng, khó tiêu với một số người. Do đó không nên ăn vào buổi tối, ăn kèm với dưa góp, hành muối để kích thích tiêu hóa, không bị đầy bụng.
Người bệnh mắc bệnh lý về chuyển hóa như thừa cân, béo phì, tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường... nên hạn chế ăn bánh chưng.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những người không nên ăn bánh chưng, măng, giò chả
Một số bằng chứng sơ bộ cho thấy bơ có thể giúp thúc đẩy quá trình giảm cân. Tuy nhiên, ăn nhiều lại khiến bạn tăng cân. Bạn nên ăn bơ 2 lần mỗi tuần hoặc ăn mỗi ngày lượng vừa đủ (khoảng 100-130g).
Vào dịp nghỉ lễ tết chúng ta thường "nuông chiều" cơ thể một nên dễ dàng tăng cân và khó giữ dáng. Lời khuyên dưới đây giúp bạn không tăng cân và giữ dáng.
Không có đồ uống nào có thể giúp giảm cân mà chỉ có thể sử dụng kết hợp với chế độ ăn và luyện tập để hỗ trợ giảm cân bằng việc bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể chuyển hóa chất béo.
Nếu sữa không phải là một lựa chọn cho bạn (dựa trên sở thích khẩu vị hoặc bạn là người ăn chay trường, ăn chay hoặc hạn chế đường lactose) thì có một số lựa chọn thay thế
Nghiên cứu mới đây tại Mỹ đã cho thấy: nhiễm COVID-19 gây nên các tình trạng thoái hóa thần kinh không thể đảo ngược và đẩy nhanh quá trình lão hóa não. Bên cạnh đó, nhiễm COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và nguy cơ phát triển các tổn thương dai dẳng dẫn đến chảy máu não, cũng như các tình trạng thần kinh không thể phục hồi.
Nguyên chất, không béo, giảm, tách béo, hạnh nhân, đậu nành, gạo - con đường đi bán sữa của các cửa hàng tạp hóa không ngừng mở rộng.
Vào mùa hè, việc tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời, côn trùng và thực vật độc có thể gây ra một số phát ban ngứa và đau.
Cùng với những lợi ích khác, ăn uống lành mạnh và năng động có thể giúp bạn cải thiện được tối đa tình trạng thoái hóa khớp.