Dưới đây là một số cách giúp bạn đối phó với căng thẳng, áp lực công việc và cuộc sống vào những ngày cuối năm hiệu quả:
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe thể chất và là một trong những cách hiệu quả để giảm căng thẳng, lo lắng. Bạn nên chọn các bài thể dục nhẹ và vừa như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, yoga… trong vòng từ 30 – 60 phút/ngày.
Không uống rượu
Bạn không nên dùng rượu để cải thiện tâm trạng
Bạn cho rằng uống rượu vào lúc căng thẳng sẽ giúp bản thân bình tĩnh hơn. Tuy nhiên, sau đó cảm giác tồi tệ có thể quay trở lại. Khi phụ thuộc vào rượu như một cách để giải toả căng thẳng, bạn rất dễ bị nghiện rượu. Lúc này sẽ kích thích cơ thể gia tăng sản xuất một số các homrone căng thẳng bao gồm corticosterone và corticotropin. Do đó, thay vì uống rượu khi căng thẳng, hãy thử uống mộc cốc nước lọc.
Ngừng hút thuốc
Ngày nay, nhiều người tìm đến thuốc lá để giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, giống như uống rượu, hút thuốc khi căng thẳng chỉ là cách khắc phục tạm thời. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn bắt đầu hút thuốc càng sớm thì nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu càng cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nicotine và các hóa chất độc hại trong khói thuốc lá làm giảm chất dẫn truyền thần kinh trong não, liên quan đến các rối loạn tâm thần, thần kinh (mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi…).
Cắt giảm caffeine
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống quá nhiều đồ uống chứa caffeine có thể làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể, làm giảm chất lượng giấc ngủ tới 10% và giảm 40% thời lượng ngủ. Những hiệu ứng này có thể kéo dài từ 3 - 5 ngày sau khi bạn uống các đồ uống nhiều caffeine. Do đó, bạn không nên bổ sung quá 200mg caffeine/ngày, tương đương với lượng caffeine trong 1 - 2 cốc cà phê.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Ngủ đủ giấc là một trong những phương pháp tự nhiên tốt nhất để giảm căng thẳng. Bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách:
Cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp giải tỏa căng thẳng
- Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ 8 tiếng/đêm, không dùng ngày nghỉ để ngủ bù.
- Không sử dụng điện thoại, máy tính... sát giờ đi ngủ.
- Tránh uống đồ uống chứa caffeine, hút thuốc, bữa ăn lớn trước khi đi ngủ.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ, đủ tối.
Thiền định
Mục tiêu chính của thiền là gạt bỏ những suy nghĩ hỗn loạn khỏi tâm trí và tìm lại cảm giác bình tĩnh trong giây phút hiện tại. Nghiên cứu cho thấy thiền định 30 phút/ngày có thể làm giảm bớt lo lắng, tác dụng tương tự như một loại thuốc chống trầm cảm.
Kỹ thuật thở 4-7-8
"Thở thư giãn" hay kỹ thuật thở 4-7-8 được mô tả như một liệu pháp an thần khiến cho hệ thống thần kinh bớt căng thẳng, giúp bạn dễ ngủ.
Bài tập thở 4-7-8 giảm căng thẳng, stress và bạn sẽ ngủ ngon hơn
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng, thở ra hoàn toàn bằng miệng, tạo thành tiếng gió.
- Khép miệng và nhẹ nhàng hít từ từ bằng mũi, đếm nhẩm từ 1-4.
- Giữ hơi thở lại và đếm từ 1-7.
- Thở ra hoàn toàn bằng miệng tạo thành âm thanh gió, đếm nhẩm từ 1-8.
Bạn nên thực hiện 2 ngày/lần, trong 6-8 tuần.
Liệu pháp mùi hương
Từ lâu, liệu pháp mùi hương đã được sử dụng để tăng cường sức khỏe tinh thần. Liệu pháp này có thể giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lo lắng, giảm huyết áp… Bạn có thể thêm tinh dầu cam Bergamot, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu bưởi... vào bồn tắm nước ấm, hoặc máy khuếch tán để giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc.
Uống trà hoa cúc
Hoa cúc giúp làm giảm căng thẳng, có tác dụng an thần trên hệ thần kinh trung ương. Để pha một tách trà hoa cúc, bạn có thể thêm 2 thìa cà phê hoa cúc khô vào một cốc nước nóng, ủ trong 10 phút. Thêm mật ong để tạo thêm hương vị. Uống trà hoa cúc 2 lần/ngày là cách để ngừa căng thẳng và giảm stress.