Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xua tan căng thẳng với trà hương nhu tía

Hương nhu tía (tulsi) là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền của nhiều nước phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Sử dụng trà hương nhu đúng cách đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với cả thể chất và tinh thần.

Hương nhu tía (còn gọi là é tía) là loại cây nhỏ sống nhiều năm, có thân và cành màu tía. Hoa hương nhu tía có màu tím, mọc thành chùm đơn, lá và hoa vò nát có mùi thơm đặc trưng. Loại thảo mộc này này thường được trồng trong các vườn thuốc gia đình ở nước ta.

Nghiên cứu hiện đại đã phân loại hương nhu tía thuộc nhóm Adaptogen, tức những thảo dược, thực vật giúp tăng cường năng lượng và khả năng phục hồi của cơ thể khi đối mặt với căng thẳng. Lá hương nhu tía có thể phơi khô để pha thành trà thảo mộc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe:

Giảm căng thẳng, lo âu

Là một thảo dược adaptogen, trà hương nhu tía thường được sử dụng để an thần, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của stress đối với cơ thể. Nhiều Nghiên cứu về hương nhu tía cho thấy loài cây này chứa nhiều flavonoid có thể giảm nồng độ hormone căng thẳng cortisol, từ đó cải thiện tâm trạng.

Tốt cho não bộ

Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong hương nhu tía giúp bảo vệ các neuron thần kinh khỏi tác động của stress. Ngoài ra, uống trà hương nhu tía còn giúp tăng cường lưu thông máu đến vỏ não. Do đó, bạn nên uống trà hương nhu để bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh.

Bổ sung nước và vi chất cho cơ thể

Hương nhu tía cùng họ với húng quế, nhưng thường dùng làm thuốc thay vì nấu ăn

Caffeine trong cà phê, nước tăng lực và trà xanh có thể gây ra đau đầu và khiến cơ thể mất nước. Trà hương nhu tía không chứa caffeine, do đó, bạn có thể sử dụng thức uống này vào bất cứ thời gian nào trong ngày, kể cả buổi tối. Trong trà hương nhu tía còn chứa một số vi chất như calci, vitamin C, vitamin K, sắt và kẽm. 

Bảo vệ đường hô hấp

Hương nhu tía có đặc tính khử trùng và kháng khuẩn mạnh mẽ. Do đó, một cốc trà hương nhu tía ấm nóng có thể giúp giảm cơn đau họng và làm long đờm. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ về cách sử dụng trà hương nhu để hỗ trợ điều trị cảm lạnh hoặc các bệnh đường hô hấp như hen phế quản, viêm cuống phổi. Ngoài ra, hương nhu tía còn giúp hơi thở trở nên thơm tho hơn, ngăn ngừa hôi miệng.

Theo Đông y, hương nhu có tính ôn, do đó người bị nóng trong, hay ra mồ hôi không nên sử dụng trà hương nhu.

Trà hương nhu tía không có nhiều tác dụng phụ nên khá an toàn. Tuy nhiên, những người nhạy cảm với thảo mộc nên ngừng uống trà hương nhu khi có dấu hiệu dị ứng đường tiêu hóa. Bà bầu và phụ nữ đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng trà hương nhu tía để giảm stress trong quá trình mang thai.

Trà hương nhu tía được bán dưới dạng trà tulsi túi lọc, hoặc phần thân và lá cây hương nhu tía phơi khô. Bạn cũng có thể đun sôi 1 nắm lá hương nhu trong nước, để nguội rồi lọc trà trước khi uống. 

Hương nhu tía có thể kết hợp với một số thảo mộc khác để tăng thêm hiệu quả cho sức khỏe:

Trà hương nhu tía và bột nghệ: tốt cho não bộ

Trà hương nhu tía và gừng: giảm đau họng, nhức đầu

Trà hương nhu tía và sâm Ấn Độ: giảm căng thẳng, stress

Tham khảo thông tin tại bài viết: 8 thảo mộc quanh nhà giúp giải cảm, giảm đau

Quỳnh Trang H+ (Theo Well and Good) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm