Thời gian tắm có thể là một thời gian vui vẻ đới với cả bạn và trẻ nhưng đó cũng là thời gian bạn cần thận trọng. Hãy ghi nhớ những mẹo tắm này để giúp cho con bạn an toàn trong khi tắm:
Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là: Không bao giờ được để em bé hoặc trẻ mới biết đi ở trong bồn tắm mà không được giám sát, thậm chí trong một phút. Trẻ em có thể bị chết đuối nếu ngập trong 3 cm nước. Vì vậy, trước khi bắt đầu, hãy chuẩn bị đầy đủ tất cả các vật dụng tắm cho trẻ mà bạn sẽ cần (xà phòng, khăn, tã sạch, quần áo sạch, v.v.). Luôn dùng ít nhất một tay để giữ em bé của bạn trong khi bé ở dưới nước. Nếu chuông cửa hoặc điện thoại reo và bạn cảm thấy bạn phải trả lời nó, hãy nhấc bé lên bọc trong một chiếc khăn và đưa bé đi cùng.
Hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng tắm ấm áp thoải mái (khoảng 25 độ C), vì trẻ nhỏ có thể dễ bị nhiễm lạnh.
Đừng cho trẻ nhỏ vào bồn khi nước vẫn còn chảy. Nhiệt độ nước có thể thay đổi hoặc nước có thể quá sâu gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, âm thanh ào ạt của nước chảy có thể quá mạnh đối với một số em bé
Đảm bảo bồn tắm luôn an toàn. Bồn tắm rất trơn, vì vậy hãy trang bị một tấm thảm cao su để bạn có chỗ ngồi an toàn hơn khi tắm cho trẻ. Nắp vòi có đệm cao su hoặc bọc khăn có thể bảo vệ chống lại những vết sưng đau. Ngoài ra, các cửa tấm kính trong phòng tắm cần được
Điều chỉnh nước tắm thoải mái ấm áp. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cổ tay hoặc mặt trong khuỷu tay của bạn để đảm bảo nước không quá nóng. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường thích một bồn tắm mát hơn nhiều so với bạn có thể làm.
Điều chỉnh nước trong bồn khoảng 5-10 cm nước cho trẻ sơ sinh và không cao quá eo khi ngồi cho trẻ mới biết đi và trẻ lớn.
Dạy trẻ không đứng trong bồn
Bạn có thể tắm cho trẻ bằng nước không cần thêm gì, miễn là bạn làm sạch kĩ vùng mặc tã và vùng da gấp. Xà phòng và dầu gội có thể khiến da trẻ bị khô và có thể gây phát ban. Nếu bạn sử dụng sữa tắm cho bé, hãy chọn loại dịu nhẹ được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi và sử dụng với lượng vừa phải. Để tránh cho con bạn ngồi quá lâu trong nước xà phòng, hãy nô đùa với trẻ vào lúc bắt đầu tắm và đừng dùng quá nhiều sữa tắm và dầu gội.
Tránh tắm các sản phẩm có quá nhiều bọt vì có thể gây kích thích niệu đạo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu của trẻ
Điều chỉnh nhiệt độ của nước ở khoảng 50 độ C. Trẻ có thể bị bỏng độ ba chỉ trong 2 giây ở nhiệt độ từ 65 độ C và năm giây nếu nhiệt độ 60 độ C. Đừng để trẻ chạm vào tay cầm vòi. Có thể bây giờ trẻ còn quá nhỏ để cầm di chuyển vòi nước nhưng rất nhanh bé cũng sẽ đủ mạnh để làm điều đó và điều đó có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Bạn có thể thử đặt em bé của bạn vào bồn tắm quay lưng lại với vòi nước.
Giữ các thiết bị điện (như máy sấy tóc và bàn là uốn) cách xa bồn tắm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tắm cho trẻ sơ sinh
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.