Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mắc bệnh ở tai có thể gây liệt mặt và những điều cần lưu ý

Liệt mặt sẽ mất khả năng điều khiển vận động các cơ mặt do dây thần kinh số VII bị tổn thương. Nhiều người liệt mặt chỉ nghĩ do trúng gió, phải cảm… nhưng trên thực tế, nếu mắc các bệnh lý ở tai cũng là một trong những nguyên nhân gây ra liệt mặt ngoại biên.

1. Vì sao mắc bệnh ở tai lại gây liệt mặt?

Dây thần kinh mặt (dây VII) nằm trong ống Fallope (ở tai) gồm 3 đoạn: Đoạn 1: Trong xương đá, đoạn 2: Ngang qua thành trong hòm nhĩ, đoạn 3: Trong xương chũm. Vì vậy, các bệnh lý ở tai là một trong những nguyên nhân gây ra liệt mặt ngoại biên.

Dây thần kinh số VII phụ trách vận động các cơ bám da mặt, cơ bám da cổ, xương bàn đạp ở tai giữa (dây VII). Dây VII chi phối hoạt động bài tiết của các tuyến nước mắt, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, tuyến niêm dịch của mũi và cũng nhận thêm vị giác ở hai phần ba trước lưỡi, cảm giác vòm miệng, cảm giác nông vùng ống tai ngoài và vùng da nhỏ phía sau vành tai.

Chính vì vậy nếu mắc bệnh lý nào đó ở tai cũng có thể là một nguyên nhân gây liệt mặt.

Nếu mắc bệnh lý nào đó ở tai cũng có thể là một nguyên nhân gây liệt mặt.

2. Nguyên nhân bệnh lý ở tai gây liệt mặt

Có nhiều nguyên nhân gây liệt mặt, trong đó có viêm nhiễm vùng tai. Thường gặp nhất là do viêm tai giữa cấp, viêm tai xương chũm mạn có cholestetoma hay hồi viêm. Do viêm ở các bệnh lý như zona tai, lao tai, giang mai tai… hoặc do u dây thần kinh VIII chèn ép vào dây VII… cũng có thể dẫn đến liệt mặt.

Trên thực tế, nhiều trường hợp tai nạn do chấn thương vỡ xương đá (vỡ ngang hoặc chéo). Hoặc sau phẫu thuật liên quan đến vùng tai mũi họng như: Khoét rỗng đá chũm, mở sào bào thượng nhĩ, phẫu thuật xương bàn đạp, phẫu thuật dây thần kinh đá… có thể gây phù nề chèn ép hoặc đứt dây VII gây liệt mặt ngoại biên.

Liệt dây thần kinh số VII cũng có thể dẫn đến liệt mặt.

3. Dấu hiệu nhận biết liệt mặt do bệnh lý ở tai

Tình trạng liệt mặt xảy ra có thể nhận biết được. Nếu ngồi đối diện với người bệnh, quan sát thì sẽ nhận thấy, hoặc người bệnh khi soi gương chải tóc, khi đánh răng cũng có thể nhận biết.

Biểu hiện của tình trạng này là hai bên mặt không cân đối, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nửa mặt bên bệnh bất động và nhẽo (giảm trương lực cơ), trán mất nếp nhăn, lông mày hơi sụp xuống, má hơi xệ, rãnh mũi - má mờ, góc mép miệng bị xệ xuống, tai hình như thấp xuống. Tuy nhiên, trong giai đoạn muộn có nhiều trường hợp mặt bệnh nhân khi không cử động nhìn thấy mặt cân đối, chỉ khi cử động mới thấy mất cân đối.

Đối với trường hợp người bệnh nói hoặc có cử chỉ biểu hiện thì mặt bên bệnh không nhăn trán được, mắt không nhắm kín (dấu hiệu hở mi - Lagophthalmus), không làm được động tác nhe răng, phồng má, mím môi, huýt sáo, thổi lửa, chau mày.

Viêm tai xương chũm là một trong những nguyên nhân gây liệt mặt.

Ngoài ra, người bệnh còn có các dấu hiệu sau:

- Dấu hiệu Charles - Bell dương tính: Khi bệnh nhân nhắm mắt chủ động, mắt bên liệt nhắm không kín, nhãn cầu vận động lên trên và ra ngoài (khi đó giác mạc lẩn dưới mi trên, củng mạc trắng lộ rõ giữa hai khe mi).

- Dấu hiệu Negro: Khi bệnh nhân ngước mắt nhìn lên trên, đồng tử bên tổn thương ở vị trí cao hơn bên lành.

- Dấu hiệu Souques: Trong khi nhắm hai mắt thì mắt bên bệnh nhắm không được chặt, lông mi của bên bệnh còn thò ra ngoài dài hơn bên lành.

- Dấu hiệu Pierre Marie - Foix: Phát hiện liệt mặt trong trường hợp hôn mê, thầy thuốc ấn mạnh vào hai góc hàm hoặc giật tóc mai của bệnh nhân, bệnh nhân sẽ nhăn mặt, khi đó nửa mặt bên lành sẽ co, còn bên liệt không có phản ứng gì. Tuy nhiên, cần phải phân biệt với bệnh liệt mặt do lạnh, liệt dây thần kinh VII trung ương (do tổn thương não), co cứng cơ nửa mặt…

Để xác định được nguyên nhân chính xác, các thầy thuốc sẽ phải tìm đánh giá các bệnh lý viêm đặc hiệu vùng tai. Đánh giá tổn thương tai giữa. Xem xét người bệnh có tiền sử chảy nước tai, phẫu thuật tai hoặc chấn thương… hoặc có thể chỉ định người bệnh chụp phim đánh giá vùng xương chũm và ống Fallope.

Liệt mặt do các bệnh lý ở tai rất phức tạp, vì vậy khi mắc các bệnh lý tai mũi họng cần được điều trị triệt để.

4. Điều trị liệt mặt do bệnh lý ở tai

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể cho từng người bệnh. Nếu nguyên nhân do viêm, việc cần làm là giải quyết các ổ nhiễm khuẩn, giải phóng chèn ép, phù nề dây VII. Các bác sĩ sẽ phải trích rạch màng nhĩ trong viêm tai giữa cấp, mở sào bào thượng nhĩ, bạt tường dây VII trong viêm xương chũm cấp. Đối với viêm xương chũm mạn, phải phẫu thuật khoét rỗng đá chũm, bóc trần dây VII… Nếu tình trạng liệt mặt do các khối u thì điều trị u. Trong trường hợp do phẫu thuật, các bác sĩ sẽ rút bớt Merche tai, nếu do nhét quá chặt, bộc lộ đoạn dây thần kinh VII bị phù nề, chèn ép, dập nát, nối dây thần kinh bị đứt.

Viêm nhiễm vùng tai là nguyên nhân gây liệt mặt.

5. Liệt mặt do bệnh lý ở tai tiên lượng thế nào?

Với các trường hợp liệt nhẹ không hoàn toàn, có thể hồi phục tốt khi đã giải quyết nguyên nhân. Với các trường hợp liệt toàn bộ, rõ rệt do các dây thần kinh bị phá hủy, bị cắt đứt do phẫu thuật sẽ không hồi phục được. Liệt mặt kéo dài không xử trí sẽ gây thoái hóa, dây thần kinh sẽ không phục hồi lại được.

Tóm lại: Liệt mặt do các bệnh lý ở tai rất phức tạp, vì thế khi mắc các bệnh lý tai mũi họng cần được điều trị triệt để. Người bệnh cần tới cơ sở y tế để được khám và tư vấn đầy đủ. Tuyệt đối không tự ý điều trị theo mách bảo. Khi có dấu hiệu nghi ngờ liệt mặt, không được chủ quan đánh gió, cạo gió, mà cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Liệt mặt Bell và chứng đau nửa đầu.

BS Nguyễn Thị Bích - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm