Ngáp, kéo tai, dụi mắt chỉ là một vài dấu hiệu cho thấy bé đã mệt mỏi và sẵn sàng ngủ trưa, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ không chịu nhắm mắt? Nếu chúng la hét và khóc nhưng không chịu đi ngủ? Bạn chắc hẳn đã gặp phải trường hợp này và rất mệt mỏi, không biết phải làm thế nào. Dưới đây là một số vấn đề về giấc ngủ ngắn của trẻ mà bạn cần phải biết.
Điều gì khiến trẻ khó chịu hoặc bỏ ngủ ?
Từ việc mất ngủ và bệnh tật cho đến những thay đổi sinh lý, có rất nhiều lý do khiến con bạn có thể bỏ ngủ trưa hoặc ngừng ngủ trưa hoàn toàn. Phổ biến nhất bao gồm:
Với trẻ không mệt mỏi
Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng rất nhiều bậc phụ huynh cố gắng dỗ trẻ đi ngủ trong khi trẻ không mệt mỏi và cũng không buồn ngủ. Từ đó dẫn đến việc trẻ la hét, khóc lóc, còn cha mẹ thì trở nên chán nản và khó chịu, mệt mỏi.
Thay vì cố gắng ép trẻ đang bị kích thích quá mức, quá phấn khích hoặc tràn đầy năng lượng, hãy thu hút chúng. Chơi với chúng một cách yên lặng và cố gắng chợp mắt lại trong vòng 30 hoặc 60 phút. Khi em bé lớn lên, lịch ngủ trưa của chúng thay đổi và đôi khi chúng chỉ cần thức trong thời gian dài hơn.
Em bé quá mệt mỏi
Mặc dù điều này nghe có vẻ không đúng, nhưng việc cho một em bé quá mệt mỏi ngủ trưa là một việc khó. Khi em bé kiệt sức, chúng có thể khó đi vào giấc ngủ.
Để ngăn chặn điều này, bạn cần tạo một lịch trình và để mắt đến các dấu hiệu mệt mỏi của trẻ. Khi có dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ mệt mỏi, hãy đặt trẻ xuống, chẳng hạn như khi chúng bắt đầu dụi mắt hoặc ngáp.
Em bé cần một lịch trình hoặc thói quen tốt hơn
Trẻ em phát triển theo thói quen, và trẻ sơ sinh cũng vậy. Trẻ biết đã đến giờ đi ngủ hoặc chợp mắt dựa trên nhịp sinh học và các dấu hiệu bên ngoài.
Đặt trẻ trong một căn phòng tối. Thay tã cho chúng. Hãy nói với trẻ, bằng cùng một giọng điệu, cùng một nội dung rằng “Đã đến giờ đi ngủ. Nằm xuống. Đi ngủ nào". Hãy cho trẻ ngủ trưa vào cùng một thời điểm mỗi ngày, và theo cách tương tự nhau, việc này sẽ gửi cho trẻ chung một tín hiệu và trẻ sẽ hiểu rằng giấc ngủ sắp đến.
Đọc thêm bài viết: Tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ nhỏ
Em bé cần một môi trường ngủ tốt hơn
Nếu con bạn khó ngủ vào ban ngày và cả ban đêm, vấn đề có thể không phải ở trẻ hoặc ở bạn, mà có thể là do môi trường ngủ của trẻ.
Trẻ lớn hơn đặc biệt cần một không gian yên tĩnh, ít ánh sáng. Kéo rèm và sử dụng màn cản sáng khi có thể. Cân nhắc sử dụng máy phát nhạc phù hợp và giữ cho nhiệt độ phòng của bé luôn mát mẻ. Điều quan trọng nữa là bạn phải đảm bảo rằng trẻ mặc quần áo phù hợp khi đi ngủ.
Em bé đang đói
Thiết lập một lịch trình cho trẻ ăn và ngủ đều đặn có thể khó khăn đặc biệt là vì nhu cầu của trẻ sẽ thay đổi khi chúng lớn lên. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn thức giấc sớm hoặc khó đi vào giấc ngủ, bạn có thể muốn xem xét liệu cơn đói có phải là một vấn đề hay không.
Giấc ngủ bị gián đoạn có thể xảy ra khi trẻ bị đói. Xem xét số lượng và tần suất trẻ ăn và liệu bạn có cần tăng lượng thức ăn cho trẻ hay không.
Em bé đang trong giai đoạn thay đổi phát triển
Nếu bạn đã thử mọi cách mà trẻ vẫn không chịu ngủ, thì có thể chúng đang ở giữa giai đoạn chuyển tiếp chẳng hạn như giai đoạn khủng khoảng giấc ngủ hoặc trẻ đang có những bước phát triển nhảy vọt. Những vấn đề liên quan đến giấc ngủ này chỉ là tạm thời và sẽ biến mất khi trẻ vượt qua giai đoạn này.
Nếu bạn đã thực hiện tất cả những thay đổi này mà con bạn vẫn khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ, bạn có thể cần đưa trẻ đi khám. Một số tình trạng sức khỏe, như trào ngược, có thể ảnh hưởng đến thói quen ngủ của trẻ.
Có phải tất cả các trẻ đều cần ngủ trưa?
Câu trả lời ngắn gọn là có: Trẻ nhỏ cần ngủ trưa. Tuy nhiên, một số trẻ từ bỏ giấc ngủ ngắn hàng ngày sớm hơn những trẻ khác. Hầu như tất cả trẻ sơ sinh đều cần ngủ trưa. Tuy nhiên, trẻ em có thể sẽ không cần những giấc ngủ ngắn vào ban ngày nếu chúng ngủ dài hơn vào ban đêm, thường là từ 14 giờ trở lên.
Trẻ sơ sinh thực sự cần ngủ bao nhiêu?
Thời lượng giấc ngủ của mỗi trẻ cần khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của chúng. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, hầu hết trung bình ngủ từ 14 đến 17 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, giấc ngủ này không nhất quán và bị gián đoạn, đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên khi trẻ thức dậy để bú thường xuyên. Mọi thứ ổn định một chút khi em bé của bạn gần đến tháng thứ hai và thứ ba. Hầu hết trẻ sơ sinh có thể ngủ 6 tiếng mỗi đêm, chẳng hạn như khi được 12 tuần. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả chúng đều có thể tuân theo khuôn mẫu này. Ở tuần thứ 12, nhiều bé vẫn thức dậy thường xuyên buổi đêm và không ngủ được 6 tiếng mỗi đêm. Và ngay cả khi giấc ngủ đêm đã ổn định, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi vẫn cần ngủ trưa.
Đọc thêm bài viết: Tạo thói quen đi ngủ cho trẻ
1 đến 3 tháng
Từ 1 đến 3 tháng, trẻ sẽ ngủ trung bình 15 tiếng. Thời gian này sẽ được chia cho các giấc ngủ ngắn ban ngày và giấc ngủ ban đêm
3 đến 6 tháng
Khi được 4 tháng, hầu hết trẻ em đều ngủ từ 12 đến 16 giờ mỗi ngày. Điều này thường được chia thành hai hoặc ba giấc ngủ ngắn và kéo dài hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, khi bé gần 6 tháng, giấc ngủ ngắn thứ ba có thể bị bỏ.
Trẻ sơ sinh dưới 4-6 tháng tuổi không thực sự có lịch ngủ trưa và giấc ngủ ban ngày của trẻ có thể dài và sâu như giấc ngủ ban đêm. Không có một tiêu chuẩn chung nào cho giấc ngủ của trẻ ở giai đoạn này cả. Trẻ sẽ ngủ đủ giấc mà trẻ cần, do vậy bạn không thể ép trẻ ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn được.
6 tháng đến 1 tuổi
Trẻ lớn hơn ngủ ít hơn. Khi được 6 tháng, hầu hết trẻ em ngủ từ 10 đến 11 giờ mỗi đêm và khi được 9 tháng, trẻ ngủ từ 10 đến 12 giờ mỗi đêm.
Tuy nhiên, trẻ em trong độ tuổi này cần ngủ tổng cộng từ 12 đến 15 giờ có nghĩa là trẻ vẫn cần ngủ trưa. Lịch ngủ trưa của mỗi trẻ sẽ khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, tính khí và lịch trình cá nhân của bạn, nhưng hầu hết trẻ 6, 9 và 12 tháng đều ngủ hai lần một ngày.
1 tuổi trở lên
Mặc dù hầu hết trẻ 12 tháng tuổi ngủ từ 11 đến 14 giờ mỗi ngày, nhưng trẻ ngủ bao nhiêu giấc và mỗi giấc kéo dài bao lâu sẽ thay đổi. Nhiều trẻ sẽ chuyển sang một giấc ngủ trưa dài hơn khi được 14 hoặc 15 tháng tuổi. Hầu hết trẻ tiếp tục ngủ trưa cho đến khi đi học mẫu giáo trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuy nhiên, một số trẻ bỏ giấc ngủ trưa trước khi trẻ được 2 tuổi.
Tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc rất hay gặp ở trẻ nhỏ trong những năm đầu sau sinh, nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng không tốt đến điều hòa hormone tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ. Để biết thêm chi tiết về cách phòng chống rối loạn giấc ngủ cho bé, bạn có thể gọi điện tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam, website: https://viamclinic.vn/ hoặc số điện thoại 0935183939 để được tư vấn.
Canxi là một dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách bổ sung vi chất đặc biệt này cho trẻ. Vậy cần bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh như thế nào là hiệu quả nhất?
Dưới đây là những mốc thời điểm cho thấy sự thay đổi của cơ thể phụ nữ sau sinh:
Hơi thở là một yếu tố cần thiết và bắt buộc để duy trì sự sống. Vậy thở như thế nào để có được một sức khỏe tốt nhất?
Một số mẹo dưới đây sẽ giúp bạn và người xung quanh không bị tiếng ngáy làm phiền giấc ngủ.
Chế độ ăn keto - ít carbohydrate và nhiều chất béo không được các chuyên gia dinh dưỡng ủng hộ vì gây hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Với mục đích chăm sóc dinh dưỡng toàn diện và đầy đủ cho trẻ em, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam) mong muốn được đồng hành cùng Nhà trường và các cha mẹ phụ huynh tổ chức chương trình Khám - tư vấn dinh dưỡng miễn phí cho các trường mầm non, trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Kết thúc của một ngày làm việc dài và bạn muốn dành cho mình thời gian để nghỉ ngơi. Vì vậy, bạn bật một vài bản nhạc, rót cho mình một cốc trà thảo dược và thắp một ngọn nến thơm. Nhưng khi ngôi nhà của bạn tràn ngập hương thơm ấm áp của mùi hương từ nến thơm khiến bạn như đang ở giữa thiên nhiên thì nó cũng có thể chứa đầy hóa chất độc hại gây hại cho sức khỏe của bạn?
Nhiều người trong chúng ta dành phần lớn thời gian của mình trước màn hình điện thoại.