Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lợi ích của berberin có thể bạn chưa biết

Berberie là một thực phẩm chức năng tự nhiên được cho là có nhiều lợi ích, từ việc hạ đường huyết đến giảm cân. Nhưng liệu những điều này có đúng hay không?

Berberine là gì?

Berberine thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, là một chất bổ sung tự nhiên có màu vàng, được tìm thấy trong rễ, thân và vỏ thân của nhiều loại thực vật, bao gồm cả cây hoàng liên, nho Oregon, và cây hoàng liên gai (barberry).

Berberine có màu vàng nhạt, thuộc nhóm isoquinoline alkaloid và có rất nhiều người tin rằng berberin có nhiều lợi ích về sức khoẻ. Dưới đây là những gì bạn nên biết về berberine

Lợi ích của berberine

Không thể phủ nhận rằng, berberine đã được sử dụng từ rất lâu đời. Berberine có khả năng chống khuẩn và chống viêm, do vậy, thường được sử dụng để điều trị các loại vi khuẩn, nấm, vi sinh vật, virus…Do có khả năng chống khuẩn nên berberine thường có tác dụng lên đường tiêu hoá. Ngoài ra, berberin còn có ích với dịch mật và khả năng tiết bilirubin.

Hạ đường huyết

Cứ 1 trên 10 người ở Mĩ bị bệnh tiểu đường, và 90-95% trong số đó là tiểu đường typ 2. Những nghiên cứu mới đây cho thấy lợi ích tiềm ẩn của berberine trong việc điều trị tiểu đường. Berberine có thể làm giảm nhẹ lượng đường huyết và có hiệu quả tương tự như thuốc điều trị tiểu đường metformin. Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng berberine chỉ có hiệu quả tương tự như các biện pháp trị liệu làm giảm đường huyết. Tuy nhiên, các nghiên cứu về berberine đều là các nghiên cứu dựa trên những nghiên cứu đã tiến hành trước đó, chứ không phải là các thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng. Một số nghiên cứu có cỡ mẫu tương đối nhỏ, do vậy, rất khó để khẳng định chắc chắn rằng liệu sử dụng berberine có thể giúp ích hay không.

Cần có nhiều nghiên cứu hơn, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thấy rằng, phối hợp berberine và metformin sẽ có thể làm giảm liều của mỗi loại thuốc và sẽ ít gặp các phản ứng phụ hơn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng berberine, bạn nên trao đổi với bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn đang sử dụng insulin.

Hạ cholesterol

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ và tăng cholesterol là nguyên nhân chính. Các nghiên cứu cho thấy berberine có thể giúp làm giảm cholesterol ở một số cá nhân. Sử dụng 500mg berberine x 3 lần /ngày trong 12 tuần cho thấy hiệu quả giảm mỡ máu và có thể là giảm cân nhẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả của một nghiên cứu. Cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa trên người, tuy nhiên, những kết quả ban đầu cho thấy rất hứa hẹn.

Với những người không dung nạp statin – loại thuốc phổ biến nhất để điều trị tăng cholesterol, thì berberine có thể là một lựa chọn thay thế an toàn hơn.

Giảm cân

Duy trì cân nặng khoẻ mạnh sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch, tiểu đường typ 2, đột quỵ, loãng xương, và một số dạng ung thư. Trong một nghien cứu nhỏ, 37 nam giới và nữ giới mắc hội chứng chuyển hoá sử dụng 300mg berberine 3 lần một ngày trong vòng 3 tháng. Kết thúc nghiên cứu, chỉ số BMI của những người này giảm từ ngưỡng béo phì xuống ngưỡng thừa cân, họ cũng giảm được khoảng 5cm vòng eo. Tuy nhiên, nghiên cứu này có cỡ mẫu nhỏ, do vậy, cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để lượng hoá kết quả.

Những người thừa cân béo phì có thể muốn sử dụng berberine phối hợp với một chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý để cải thiện cân nặng. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng, không có loại thực phẩm chức năng nào giúp bạn giảm cân một cách nhanh chóng cả.

Giảm các vấn đề về tiêu hoá

Khả năng chống viêm và kháng khuẩn của berberine có thể giúp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột của những người mắc các bệnh về đường ruột, tiêu hoá và sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, và các bệnh viêm ruột khác.

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, có nhóm chứng, người bệnh bị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích sử dụng 400mg berberine một ngày trong 8 tuần giúp giảm tần suất tiêu chảy, giảm nhu cầu đi tiêu chảy và giảm đau bụng.

Dự phòng một số dạng ung thư

Bổ sung berberine có thể giúp làm giảm polyp đại trực tràng, theo một nghiên cứu xuất bản năm 2020. Nghiên cứu này bao gồm 900 người Trung Quốc từ 18 đến 75 tuổi đã từng bị phẫu thuật nội soi polyp. Sau quá trình này, người tham gia sẽ được phân ngẫu nhiên vào nhóm sử dụng 300mg berberine 2 lần/ngày hoặc sử dụng giả dược, và được theo dõi sau đó 2-3 năm. Không có người tham gia nghiên cứu nào bị ung thư đại trực tràng trong quá trình nghiên cứu, nhưng những người sử dụng berberine sẽ xuất hiện ít polyp tái phát (36%) so với những người sử dụng giả dược (47%). Theo kết quả nghiên cứu này, berberine có thể là một lựa chọn an toàn và có giá thành thấp để dự phòng tình trạng ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, không có phản ứng phụ nào quan sát được trong quá trình nghiên cứu.

Mọi người thường sử dụng berberine như thế nào?

Berberine thường có dưới dạng chiết xuất dạng bột hoặc dạng viên nang. Thông thường, berberine thường sẽ được bổ sung kết hợp với các loại thảo mộc và chất bổ sung khác. Ví dụ, người bị bệnh tiểu đường có thể mua loại berberine phối hợp với quế để giảm đường huyết. Rất nhiều loại thảo mộc có tác dụng hiệp đồng khi sử dụng cùng với nhau. Nhiều nghiên cứu về berberine cho thấy liều từ 900-1500mg/ngày, liều thông thường là 500mg x 3 lần/ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng berberine.

Nguy cơ và phản ứng phụ

Các nghiên cứu cho thấy rằng berberine thường có khả năng dung nạp khá tốt. Tuy nhiên, một số người sẽ bị đau đầu, kích ứng da, buồn nôn, đau quặn bụng, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón hoặc nhịp tim chậm.

Bạn có nên sử dụng berberine không?

Với các tình trạng như giảm cân, hạ đường huyết, hoặc cải thiện mức cholesterol, thì tốt nhất bạn nên cải thiện bằng cách sử dụng chế độ ăn nhiều rau và trái cây. Dữ liệu về việc sử dụng berberine với các tình trạng này khá yếu.

Với các tình trạng như viêm đường tiết niệu tái phát hoặc thường xuyên tiêu chảy trong bệnh viêm ruột, bạn có thể sử dụng berberine.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về các loại thuốc không cần kê đơn

Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm