Axit béo omega 3 tham gia vào các hoạt động sau:
Các nguồn chứa axit béo omega-3?
Omega-3 có thể tìm thấy dễ dàng trong tự nhiên từ các nguồn thực phẩm. Dầu cá, đặc biệt dầu cá hồi, cá thu chứa nhiều axit omega-3 docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA). Trong một số loại hạt như hạt óc chó, dầu thực vật (hạt lanh, dầu cải và đậu nành) chứa omega-3 hay còn gọi là axi alpha-linolenic (ALA)
Lợi ích của axit omega-3
Các nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của axit béo omega 3 đến một số tình trạng bệnh dưới dây.
Tim mạch
Nồng độ cao DHA và EPA (do ăn nhiều cá hoặc do bổ sung viên dầu cá) có khả năng cải thiện nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng omega-3 làm giảm nồng độ cholesterol, giảm nhẹ huyết áp, làm chậm sự tiến triển của xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Viêm khớp dạng thấp
Thường xuyên bổ sung dầu cá có thể làm giảm triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng, giảm số lượng các khớp bị viêm, sưng, giảm lượng corticosteroid cần dùng cho người viêm khớp dạng thấp. Dầu cá còn có tác dụng chống viêm, được coi như chìa khóa trong phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp.
Lợi ích khác
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những lợi ích khác của omega-3 trong điều trị các bệnh như:
Một số nghiên cứu cho rằng, bổ sung omega-3 vào chế độ ăn còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư (ung thư vú, ruột và tuyến tiền liệt)
Lưu ý
Mặc dù omega-3 được cho là khá an toàn khi sử dụng ở liều thấp hoặc trung bình, nhưng cũng có thể gặp một số triệu chứng không mong muốn trong một số trường hợp như tiêu chảy, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng.
Dầu cá thường có vị tanh, gây khó chịu cho người sử dụng. Để hạn chế nhược điểm này, bạn có thể sử dụng trước các bữa ăn.
Ở liều cao, dầu cá còn tương tác với một số thuốc gồm thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, thuốc huyết áp. Do vậy, người sử dụng cần chú ý khi sử dụng phối hợp các thuốc.
Nếu bạn đang cân nhắc việc sử dụng bổ sung thêm dầu cá, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, để sử dụng đúng liều, đúng cách và đạt được hiệu quả mong muốn.
Thanh long là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mức cholesterol “xấu” và tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Mùa xuân, với tiết trời ấm áp, dễ chịu và không khí trong lành, là thời điểm lý tưởng để tận hưởng những giấc ngủ ngon và sâu giấc. Cả gia đình có thể cùng nhau quây quần, thư giãn sau một ngày dài hoạt động.
Ở tuổi 70, bà Lê Thị Thanh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) luôn lo lắng vấn đề xương khớp, mỡ máu, tiền đình. Vì thế, ai mách loại thực phẩm chức năng nào, bà Thanh đều tìm hiểu rồi mua về uống. Khi con cháu hỏi thì bà Thanh khẳng định: “toàn thuốc bổ cả, uống vào không sao hết”.
Các nhà khoa học đang nỗ lực khám phá những yếu tố sinh học và môi trường ảnh hưởng đến quá trình lão hóa ở nam và nữ. Mục tiêu là tìm ra những phương pháp can thiệp hiệu quả, giúp cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho cả hai giới.
Có một số giả thuyết được đưa ra để lý giải về nguyên nhân gây ra tình trạng "căng da bụng trùng da mắt" và bài viết này sẽ giúp bạn tìm cho mình một số giải pháp để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.
Salad từ lâu đã trở thành món ăn ưa chuộng của những người đang giảm cân hay đang tuân thủ chế độ ăn uống "healthy". Tuy nhiên, không ít người lại cảm thấy khó chịu và đầy bụng sau khi ăn salad. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này?
Chúng ta đều từng bị đau chân tại một thời điểm nào đó trong đời. Chẳng hạn như đau do bị ngã hoặc bị chuột rút, nhưng những cơn đau đó thường nhanh chóng qua đi khi bạn sử dụng thuốc giảm đau.
Nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy, trà không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn có thể giúp loại bỏ kim loại nặng trong nước.