1. Thế nào là lao màng ngoài tim và nguyên nhân?
Màng ngoài tim gồm hai lá trung biểu mô: lá thành phủ mặt trong trung thất giữa và dưới; lá tạng bọc mặt ngoài tim và gốc các mạch máu lớn đi từ tim ra. Bình thường trong khoang màng tim có một lớp dịch mỏng để làm trơn cho tim co bóp.
Lao màng ngoài tim là tình trạng trực khuẩn lao vào máu đi đến tấn công và gây bệnh ở tim, trong đó đa phần là ảnh hưởng đến màng ngoài tim. Có ba thể lâm sàng lao ngoài màng tim là: Viêm khô màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim và viêm màng ngoài tim co thắt.
Vi khuẩn lao xâm nhập gây viêm màng tim làm tăng tiết dịch, dịch nhiều; hoặc làm màng tim dày, xơ, dính, bóp nghẹt làm cho trái tim khó co giãn. Hơn nữa những tổn thương ở lá tạng có thể lan vào cơ tim. Người bệnh mắc lao màng ngoài tim có thể kèm theo bệnh lý lao màng phổi, màng bụng và một số bộ phận khác.
Người bệnh bị lao ngoài màng tim có các biểu hiện như lao bình thường.
2. Biểu hiện bị lao màng ngoài tim
Người bệnh bị lao ngoài màng tim có các biểu hiện giống lao bình thường như: Sốt nhẹ buổi chiều, chán ăn, mệt mỏi, xanh xao. Ngoài ra có các biểu hiện như sau:
Đau vùng trước tim hay đau sau xương ức. Đau tăng lên khi nuốt hoặc hít thở. Đôi khi đau lan ra tay trái như đau thắt ngực trong bệnh mạch vành hoặc đau lan xuống vùng thượng vị.
Khi dịch trong khoang màng ngoài tim nhiều, ép vào tim làm cho tim không thực hiện tốt nhiệm vụ thu hồi máu và đẩy máu đi thì có thêm dấu hiệu khó thở và ứ trệ tuần hoàn (phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi). Những triệu chứng trên cũng gặp khi màng tim dày, xơ và dính.
Bệnh nhân lao màng ngoài tim gặp một số tình trạng như đau nặng tức ngực, ho, khó thở dễ thở hơn nếu ngồi, thỉnh thoảng cảm giác nghẹn hay nuốt nghẹn...
Mạch nhanh, mạch nghịch, tiếng tim mờ, gan to, bụng báng, phù, tĩnh mạch cổ nổi
Khi xét nghiệm chụp Xquang, siêu âm, chọc hút lấy dịch… sẽ thấy bóng tim lớn, một số thâm nhiễm vào phổi, tràn dịch màng phổi.
3. Chẩn đoán lao màng ngoài tim
Tràn dịch màng ngoài tim, về bệnh cảnh, có thể nhầm lẫn với suy tim và siêu âm để xác định rất quan trọng. Nguyên nhân lao có thể bị nhầm lẫn với ung thư màng tim (đặc biệt là ung thư thứ phát sau ung thư phổi, trung thất hoặc bệnh u lympho ác tính) hoặc với các nguyên nhân không lao như viêm màng ngoài tim do các vi khuẩn khác và siêu vi khuẩn...
Tràn dịch màng ngoài tim, về bệnh cảnh, có thể nhầm lẫn với suy tim và siêu âm để xác định là rất quan trọng.
Bệnh nhân được chẩn đoán lao màng ngoài tim nếu có tối thiểu 1 trong 2 điều kiện sau: Người bệnh cho kết quả AFB dương tính khi soi hoặc cấy dịch màng tim. AFB dương tính hoặc u hạt bã đậu và đại bào Langhans khi sinh thiết màng ngoài tim.
4. Điều trị lao màng ngoài tim
Về điều trị bệnh lao màng ngoài tim, ngoài việc sử dụng thuốc chống lao theo đúng nguyên tắc, bác sĩ còn phải chọc hút dịch khi khối lượng dịch nhiều gây ép tim. Chỉ nên chọc hút khi khối lượng dịch từ 200 ml trở lên (có thể xác định tốt bằng siêu âm).
Việc để cho màng tim dày dính cũng nguy hiểm không kém gì tình trạng thừa dịch vì tim bị bóp lại trong một cái túi xơ cứng. Khi hậu quả này xảy ra, người bệnh phải được phẫu thuật bóc bỏ cái túi ấy đi thì trái tim mới yên được.
Người bệnh lao màng ngoài tìm có thể được điều trị bằng Corticosteroids để làm giảm tỷ lệ tử vong và giảm tiết dịch, nếu không có chống chỉ định.
Khi siêu âm và khám lâm sàng phát hiện có các dấu hiệu và triệu chứng của biến chứng lao màng tim như chèn ép tim do dịch hay co thắt màng tim, bệnh nhân sẽ được chụp X quang ngực hay các xét nghiệm khác để tiến hành can thiệp
Trong trường hợp dày dính màng ngoài tim gây nên viêm màng ngoài tim co thắt, can thiệp ngoai khoa càng sớm càng tốt, nếu không sẽ gây khó khăn trong phẫu thuật và di chứng suy tim nặng về sau.
Tràn dịch màng tim nhiều, tái lập nhanh có thể dẫn lưu dịch màng tim
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những điều không thể bỏ qua về Lao màng não ở trẻ em.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?