Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì khi thấy người thân bị đột quỵ?

Đột quỵ là một cấp cứu y tế. Sự can thiệp nhanh chóng có thể làm tăng cơ hội sống sót của một người và giảm nguy cơ tàn tật lâu dài.

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn hoặc hạn chế. Nếu ai đó đang bị đột quỵ, cấp cứu nhanh chóng là rất quan trọng. Bài viết này đưa ra hướng dẫn từng bước về những việc cần làm nếu bạn thấy ai đó bị đột quỵ.

  1. Nhận ra các dấu hiệu và gọi 115

Bước đầu tiên là nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ. Sử dụng từ viết tắt FAST để giúp bạn nhớ:

F = Face: Khuôn mặt của người đó có thay đổi không? Miệng có bị xệ một bên không? Nụ cười của họ cân đối hay lệch?

A = Arms: Họ có thể giơ cả hai cánh tay lên không? Họ có thể giữ chúng đều nhau, hay 1 cánh tay bị trôi xuống?

S = Speech: Người đó có thể lặp lại một câu đơn giản không? Giọng nói của họ có bị ngọng không?

T = Thời gian: Nếu câu trả lời cho bất kỳ điều nào ở trên là có, hãy gọi 115.

  1. Sau khi gọi 115 bạn nên làm gì?
  • Giữ bình tĩnh.
  • Đảm bảo khu vực xung quanh được an toàn và không có nguy hiểm sắp xảy ra cho người bị đột quỵ, chẳng hạn như từ các phương tiện đang di chuyển.
  • Nói chuyện với họ. Hỏi họ tên và các câu hỏi khác. Nếu họ không thể nói, hãy yêu cầu họ siết chặt tay bạn để trả lời câu hỏi. Nếu người đó không trả lời, có thể họ đã bất tỉnh.

Nếu người đột quỵ vẫn tỉnh táo, bạn nên:

  • Nhẹ nhàng đặt họ vào một vị trí thoải mái. Tốt nhất, họ nên nằm nghiêng với đầu và vai hơi nâng cao và được hỗ trợ bằng gối hoặc quần áo. Sau đó, cố gắng không di chuyển họ.
  • Nới lỏng quần áo chật, chẳng hạn như cổ áo sơ mi cài cúc hoặc khăn quàng cổ.
  • Nếu họ bị lạnh, hãy dùng chăn hoặc áo khoác để giữ ấm cho họ
  • Kiểm tra xem đường thở của người bệnh có thông thoáng không. Nếu có dị vật hoặc chất, chẳng hạn như chất nôn, trong miệng có thể cản trở việc thở, hãy đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi phục.
  • Trấn an người đó. Nói với họ rằng sự trợ giúp đang được thực hiện.
  • Không cho người bệnh ăn bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng nào.
  • Cố gắng nhớ thời gian mà các triệu của người đột quỵ chứng bắt đầu.

Nếu người đột quỵ đã bất tỉnh, bạn cần:

  • Đặt người bệnh vào vị trí phục hồi*
  • Theo dõi đường thở và nhịp thở của họ. Để làm điều này:
  • Nâng cằm của người đó và hơi nghiêng đầu về phía sau
  • Nhìn xem ngực họ có cử động không
  • Lắng nghe âm thanh thở
  • Đặt má lên miệng và cố gắng cảm nhận hơi thở của họ
  • Nếu không có dấu hiệu thở, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo (hồi sức tim phổi). Nếu không biết cách hô hấp nhân tạo, bạn có thể nhờ 115 hướng dẫn.

*Vị trí phục hồi

Nếu ai đó bất tỉnh, hoặc nếu đường thở của họ không hoàn toàn thông thoáng, hãy đặt họ ở vị trí phục hồi:

  • Quỳ bên cạnh người bệnh đột quỵ
  • Đưa cánh tay ra xa nhất và đặt nó ở góc vuông với cơ thể của họ
  • Đặt cánh tay còn lại trước ngực của họ
  • Chân phải giữ thẳng. Gập đầu gối bên kia của họ
  • Nâng đỡ đầu và cổ của họ và lăn người nằm nghiêng, sao cho chân dưới thẳng và chân trên của họ gập ở đầu gối, đầu gối chạm đất
  • Hơi nghiêng đầu về phía trước và xuống để chất nôn trong đường thở có thể thoát ra ngoài
  • Dọn dẹp miệng của người đó theo cách thủ công, nếu cần

Triển vọng cứu sống đối với những người đã bị đột quỵ khác nhau. Tuổi tác, sức khỏe tổng thể và lựa chọn lối sống có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi và nguy cơ bị đột quỵ lặp lại. Sự can thiệp nhanh chóng là rất quan trọng. CDC Hoa Kỳ khuyên rằng những người đến bệnh viện cấp cứu trong vòng 3 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ ít có nguy cơ bị tàn tật hơn những người được cấp cứu chậm trễ.

Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm