Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những dấu hiệu tiền đột quỵ nhưng bị lầm tưởng

Các triệu chứng bệnh đột quỵ gần giống và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Điều này dẫn đến việc chẩn đoán không chính xác và không được cấp cứu kịp thời, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Nhầm bệnh đột quỵ với rối loạn tiền đình, hậu quả khôn lường

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đột quỵ não được định nghĩa như sau: Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc người bệnh tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương.

Điều đáng nói là, mặc dù có nhiều dấu hiệu cảnh báo xuất hiện trước những cơn đột quỵ nhưng không phải dấu hiệu nào cũng rõ ràng nên rất dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Điều này dẫn đến chẩn đoán không chính xác và không được cấp cứu kịp thời, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Nhầm lẫn biểu hiện rối loạn tiền đình và bệnh đột quỵ - hậu quả khôn lường. 

Một số dấu hiệu tiền đột quỵ dễ bị nhầm lẫn

Chia sẻ về điều này, TS.BS Trần Chí Cường cho biết: “Thiếu máu não thoáng qua không còn đơn thuần là hiện tượng thoáng qua nữa. “Thoáng qua” chính là những gì chúng ta không cần quan tâm nữa. Ngày nay, quan niệm đó đang dần thay đổi. Cơn thiếu máu não thoáng qua được cảnh báo là cơn đột quỵ nhẹ. Người ta cảnh báo vấn đề này nhiều: dấu hiệu đột quỵ nhẹ và dấu hiệu đột quỵ sớm đều là một.”

Nếu gặp các dấu hiệu như dưới đây, bạn cần chú ý nghỉ ngơi và báo cho người khác biết để nếu không may bị đột quỵ còn được cấp cứu kịp thời.

  • Tê yếu chân tay: Cảm giác đột ngột thấy chân tay yếu đi, không nâng nhấc được vật gì... là một trong những dấu hiệu mạnh mẽ cảnh báo một cơn đột quỵ sắp tới. Mặc dù vậy, cũng có những người trải qua triệu chứng này nhưng chỉ là vì họ quá đói hoặc đang quá mệt mỏi.
  • Giảm thị lực, mắt nhìn mờ: Mặc dù chưa được xác nhận rõ ràng nhưng hầu hết những người đã bị đột quỵ đều thừa nhận rằng trước khi bị đột quỵ, họ cảm thấy các triệu chứng suy giảm thị lực. Thế nhưng, dấu hiệu ở thị lực có thể xuất hiện thoáng qua hoặc xuất hiện sớm trước các biểu hiện khác nên nhiều người chủ quan, cho rằng đó là do mệt mỏi hoặc hoa mắt mà thôi.
  • Đột ngột bị nấc, cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi: Tất cả những biểu hiện này đều có thể gặp ở những người làm việc quá sức hoặc ăn quá nhiều... Nhưng nó cũng có thể là điềm báo của những cơn đột quỵ. Khi bạn có nguy cơ bị đột quỵ, trước đó có thể bạn cảm thấy không thể hít thở sâu, thậm chí khó thở. Điều này cũng dẫn đến giảm nhịp tim do thiếu oxy. Mặc dù dấu hiệu này thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nhưng nam giới cũng không nên bỏ qua.
  • Thay đổi về cảm giác: Thường xây xẩm, chóng mặt, tê rần, kiến bò, đau nhức đầu, dễ mất thăng bằng, chóng mặt thấy bản thân quay hoặc đồ vật xung quanh quay.

Ngoài những dấu hiệu trên, bạn cũng cần để ý cả những biểu hiện khác như: Nhức đầu và chứng đau nửa đầu; Mất phương hướng, buồn nôn; Nói lắp bắp... Những dấu hiệu này không rõ ràng nhưng cũng không thể bỏ qua vì nếu xuất hiện cùng lúc thì chứng tỏ khả năng bạn bị đột quỵ rất cao.

Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân kéo dài - cẩn thận nguy cơ đột quỵ! 

Đột quỵ còn liên quan đến nhiều yếu tố: lối sống (có hay uống bia rượu, hút thuốc hay không), tiền sử bệnh (mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường…). Nhiều chuyên gia khẳng định: 85% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa nếu tuân thủ đúng những khuyến cáo. Đặc biệt là những người trên 50 tuổi, hệ mạch máu bước vào giai đoạn lão hóa nên cần thay đổi càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ cao, rất cao thành thấp. Tuổi 50 có thể sử dụng thêm các sản phẩm phòng đột quỵ, song cần ưu tiên chọn sản phẩm có cơ sở khoa học, chất lượng quốc tế. 

Người bệnh cũng có thể tìm hiểu về các thực phẩm lành tính, sản phẩm có chứa hoạt chất Nattokinase, Men gạo đỏ Red Rice từ thiên nhiên để hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ.

  • Hoạt chất nattokinase sinh ra trong quá trình lên men đậu tương bằng lợi khuẩn Bacillus Natto, chứa đến 275 amino và 28.000 nguyên tử, được nhiều nghiên cứu trên thế giới công nhận có khả năng hỗ trợ làm tan sợi tơ huyết (fibrin) và cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym nội sinh của cơ thể - rút ngắn thời gian phân hủy cục máu đông, cứu nguy cho người nguy cơ đột quỵ cao.
  • Men gạo đỏ (Red Rice) thu được từ quá trình lên men gạo trắng với loài nấm Monascus có sắc tố đỏ. Theo Đại học Y Harvard, men gạo đỏ chứa các hợp chất monacolin, có tác dụng hỗ trợ kìm hãm hoạt động của loại men gan HMG-CoA reductase chuyên kích thích tạo ra cholesterol xấu và triglycerid có hại cho tim mạch. Đồng thời, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch và gia tăng công dụng phòng đột quỵ.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tại sao đột quỵ thường xảy ra nhiều hơn ở nữ giới?

Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm