Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kiêng kỵ trong ăn uống khi dùng thuốc Đông y

Khác với các thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc từ thiên nhiên phong phú. Mỗi vị thuốc được đặc trưng bởi tính và vị. Mỗi vị thuốc lại có những khuynh hướng tác dụng khác nhau từ đó mà tạo ra công năng chữa bệnh của từng vị thuốc.

Dùng thuốc Đông y kiêng ăn gì? 

Khác với các thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc từ thiên nhiên phong phú. Mỗi vị thuốc được đặc trưng bởi tính và vị. Mỗi vị thuốc lại có những khuynh hướng tác dụng khác nhau từ đó mà tạo ra công năng chữa bệnh của từng vị thuốc. Những tác động liên quan đến quá trình hấp thu phân bổ thuốc đều ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc, nhất là chế độ ăn uống, kiêng khem, cách thức uống thuốc. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số điều kiêng kỵ trong ăn uống khi dùng thuốc Đông y.

Trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm mang tính đối lập với chiều hướng của thuốc.

Không nên ăn hải sản khi uống thuốc thanh nhiệt, giải độc.

Các thuốc thanh nhiệt, giải độc: dùng điều trị các chứng dị ứng, ban chẩn nên tránh ăn các loại hải sản như cua, cá biển, sò, ngao, nhộng, lòng trắng trứng (albumin) đây là những protein lạ, là các dị nguyên làm tăng nguy cơ dị ứng. Đông y khuyên khi dùng thuốc có kinh giới thì không nên ăn thịt gà, nhất là da gà, dễ gây phong ngứa trong khi đó kinh giới là thuốc chữa dị ứng.

Thuốc thanh nhiệt, an thần: không nên dùng các chất mang tính kích thích có vị cay, nóng như: rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó vì nó sẽ làm cho tà nhiệt nặng thêm.

Các thuốc giải cảm: cần kiêng ăn các chất chua, mặn vì thuốc có tính chất phát tán, phát hãn, giải biểu mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm ngược chiều tác dụng của thuốc.

Thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc tân ôn giải biểu cần mang lại sự ấm áp cho cơ thể, không nên ăn các thức ăn tanh lạnh, như cua, ốc, thịt trâu, ba ba, rau sống, rau giền, mùng tơi, vì những thức ăn này làm cho hàn tà khó giải.

Thuốc tiêu đạo để kích thích tiêu hóa, bổ dạ dày, kiện tỳ, tiêu thực đặc biệt là thuốc chữa bệnh cam trẻ em, kiêng ăn các thức có dầu mỡ khó tiêu. Những thức ăn này gây nê trệ, làm cho hấp thu của hệ tràng vị vốn đã kém lại càng khó khăn hơn.

Thuốc có mật ong thì không nên ăn hành, bởi hành làm mất mùi thơm, vị ngọt của thuốc, hạn chế tác dụng nhuận bổ của mật ong chưa kể có những tương tác bất lợi. Hành giã nát trộn với mật ong chỉ được dùng ngoài trị bệnh viêm da có mủ .

Những thuốc thanh phế trừ đàm: khi dùng không nên ăn chuối tiêu dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Các thuốc bổ dưỡng: khi uống không nên ăn rau quả có tính lợi tiểu như cải bẹ. Nói chung theo kinh nghiệm cổ truyền người ta kiêng ăn đậu xanh (kể cả giá đỗ) và cải bẹ, hai thứ này được coi là “giã thuốc”. Thực chất do tác dụng lợi niệu của nó mà Đông y cho rằng sẽ làm tăng khả năng thải trừ của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Trong thời gian uống thuốc cũng không nên uống sữa và nước chè, (trừ một số bài thuốc cổ phương dùng lục trà làm vị), bởi dịch sắc thuốc bao gồm các chất có thành phần hóa học khác nhau tùy theo thang thuốc hoặc mục đích điều trị thường gặp là các chất glycoside, alcaloide, flavonoid, taninoid, đường, tinh bột, acid hữu cơ, các chất gôm, nhựa, pectin, các tinh dầu, vithamin và một số muối vô cơ khác. Khi dùng chung với sữa hoặc nước chè dễ tạo ra các chất phức hợp với các thành phần trong thuốc gây cản trở cho việc hấp thu, ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Trên đây là một số kiêng kỵ cơ bản mà y học cổ truyền đã đúc kết từ thực tiễn, người dùng thuốc cần hết sức lưu ý. Tuy nhiên việc kiêng kỵ chỉ mang tính tương đối, không nên thái quá, người bệnh cần chú ý đảm bảo đủ chất cho cơ thể, đừng quên rằng chế độ dinh dưỡng tốt góp phần quan trọng hồi phục sức khỏe.

DSCKI.Phạm Hinh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm