Thuyết ngũ hành là gì?
Thuyết ngũ hành là một phần của y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Theo một báo cáo năm 2008, những tài liệu sớm nhất ghi lại nội dung của thuyết ngũ hành là từ những năm 300 trước Công nguyên, trong sách Hoàng đế nội kinh. Và những học thuyết này vẫn được nhiều người ngày nay tin tưởng. Thuyết ngũ hành được sử dụng khá nhiều trong nhiều lĩnh vực của y học cổ truyền, từ việc chẩn đoán cho đến việc giải thích sự khác nhau của nhiều loại bệnh tật, rối loạn. Thuyết ngũ hành có thể giải thích được các khía cạnh của sức khỏe con người, ví dụ như chế độ ăn, sự chuyển động, cảm xúc đều có liên quan đến tự nhiên và đến môi trường. Trong y học phương Tây, cũng sử dụng thuyết ngũ hành để giải thích cho các vấn đề liên quan đến:
Khoa học nói gì?
Khoa học đã chứng minh sự tồn tại của ngũ hành trong tự nhiên, tuy nhiên, liệu ngũ hành có sử dụng để giải thích cho các biện pháp điều trị bệnh tật hay không thì chưa được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu hơn về mảng này. Nghiên cứu năm 2017 nghiên cứu ngũ hành ở mức độ tế bào, và sử dụng ngũ hành để hiểu rõ hơn mối quan hệ của các tế bào. Một nghiên cứu khác cũng vào năm 2017 gợi ý rằng trị liệu bằng âm nhạc dựa trên thuyết ngũ hành có thể giúp làm giảm tình trạng trầm cảm sau đột quỵ khi phối hợp với việc châm cứu tại các huyệt. Nghiên cứu năm 2020 dựa trên các quan sát của y học phương tây, vi lượng đồng căn và y học cổ truyền lưu ý rằng: cân nhắc sử dụng thuyết ngũ hành trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh để có thể đưa ra được phương pháp điều trị sâu hơn và hiệu quả hơn. Nghiên cứu tổng quan năm 2020 về y học cổ truyền và dược học lâm sàng đã cho thấy bằng chứng của việc áp dụng y học cổ truyền, bao gồm cả việc sử dụng thuyết ngũ hành. Nghiên cứu này lưu ý rằng y học cổ truyền có đóng góp rất nhiều trong các lĩnh vực như:
Các nghiên cứu gợi ý rằng sử dụng y học cổ truyền phối hợp với y học hiện đại là một cách để dự phòng bệnh tật và tăng cường sức khỏe khi thay đổi lối sống.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc
Thuyết ngũ hành được coi là kim chỉ nam trong y học cổ truyền Trung Quốc và coi cơ thể người là một chỉnh thể. Việc sử dụng thuyết ngũ hành để chẩn đoán bệnh của một người không chỉ nhìn vào biểu hiện bệnh hiện tại mà còn nhìn sâu vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Để tìm ra nguyên nhân gốc rễ, những người thực hiện y học cổ truyền thường sẽ dành nhiều thời gian để tiếp xúc bệnh nhân hơn là bác sĩ tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe thông thường. Quá trình tiếp xúc bệnh nhân có thể lên tới 30 phút hoặc nhiều hơn. Những bác sỹ y học cổ truyền Trung Quốc chuyên nghiệp thường sẽ đánh giá:
Mạch và lưỡi trong y học cổ truyền Trung Quốc là 2 cơ quan giúp định hướng, truyền tải tình hình sức khỏe và sự cân bằng của cơ thể. Bác sỹ sau đó sẽ tập hợp các thông tin và sau đó tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và có thể đưa ra những chẩn đoán khác nhau. Bằng việc giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, các triệu chứng thường sẽ được giải quyết và tình trạng sức khỏe sẽ cải thiện.
Thuyết ngũ hành phản ánh năng lượng phụ thuộc lẫn nhau, sự vận động và thay đổi trong tự nhiên. Có 2 quy luật để kết nối vạn vật là quy luật tương sinh và quy luật tương khác.
Quy luật tương sinh bao gồm:
Quy luật tương khắc bao gồm:
Khi có sự mất cân bằng bất cứ yếu tố nào trong 5 yếu tố trên, thì các yếu tố còn lại sẽ không thể kiểm soát hoặc tương tác với các yếu tố còn lại đúng như bản chất tự nhiên, dẫn đến mất cân bằng và rối loạn. Ví dụ, thổ được cho là yếu tố sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều hòa căng thẳng và mộc được coi là sẽ liên quan đến tình trạng tiêu hóa. Khi mộc mạnh hơn thổ, tức là khi cơ thể căng thẳng, thì thường cũng sẽ mắc các vấn đề tiêu hóa. Trong y học cổ truyền, đó là khi mộc mạnh hơn thổ và không để thổ thực hiện được các chức năng tiêu hóa của mình. Tái tạo lại sự cân bằng sẽ giúp cơ thể cải thiện được tình trạng sức khỏe. Để tạo lại sự cân bằng, cần tác động lên khí huyết ứ đọng trong gan. Khí huyết chính là năng lượng bên trong cơ thể. Một số người tin rằng khí huyết có thể giúp điều hòa các quá trình thể chất, tinh thần và giúp duy trì trạng thái cân bằng. Bạn cũng lên luyện tập các bài tập giúp điều hòa khí huyết như chạy, tập yoga và nhảy hoặc cân nhắc đến việc châm cứu. Châm cứu có thể giúp điều hòa khí huyết, bất cứ thứ gì giúp điều hóa căng thẳng đều có thể giúp ích. Nếu trạng thái cân bằng không được bảo tồn, sự mất cân bằng sẽ dẫn đến các biến chứng và nhiều tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Hỏa có thể khắc thủy và kích hoạt tình trạng kiệt sức, đau vùng thắt lưng và trầm cảm. Trong trường hợp này, việc tập luyện có thể sẽ gây kiệt sức, bạn nên cân nhắc các hoạt động như ngồi thiền, bên cạnh việc sử dụng thực phẩm bổ sung như một chút gừng và quế.
Thuyết ngũ hành và đời sống
Vì mỗi yếu tố đều liên quan đến một mùa trong năm, nên bạn có thể sẽ bị mất cân bằng trong một số mùa nhất định. Vào những thời điểm này, bạn sẽ cần hỗ trợ yếu tố bị suy yếu nhiều nhất. Ví dụ, thủy được cho là liên quan đến mùa đông. Do vậy, trong mùa đông, yếu tố thủy thường hoạt động rất mạnh. Môi trường mùa đông sẽ càng làm cho cơ thể bạn lạnh hơn. Để chống lại sự hoạt động quá mạnh của thủy, cần đến hỏa, và do vậy, chúng ta sẽ cần ăn các thực phẩm ấm nóng, giàu dinh dưỡng của mùa đông như:
Khi thời tiết ấm hơn, yếu tố thủy suy yếu, chúng ta lại cần phải ăn các thực phẩm mát để cân bằng lại với nhiệt độ cao của môi trường, ví dụ như:
Bạn có thể sử dụng chế độ ăn để lấy lại sự cân bằng trong suốt tất cả các mùa quanh năm. Rong biển là một thực phẩm nhiều muối, có thể tốt cho các cơ quan thuộc hành thủy như thận và bàng quang. Nếu bạn thèm các món đồ ăn nhiều muối, thì đó có thể cho thấy các cơ quan thuộc hành thủy trong cơ thể bị mất cân bằng.
Lưu ý
Điều quan trọng nhất trong y học cổ truyền là bạn cần phải làm việc với một chuyên gia trong lĩnh vực này để được thông tin đầy đủ và ứng dụng ngũ hành để điều trị. Ứng dụng quy luật ngũ hành phức tạp hơn nhiều so với lý thuyết vừa đề cập ở trên. Nếu bạn có 5 hoặc 10 bệnh nhân đều bị đau đầu, thì việc ứng dụng quy luật ngũ hành để chẩn đoán sẽ khác nhau ở mỗi người.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngũ sắc bồi bổ ngũ tạng
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.