Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngũ sắc bồi bổ ngũ tạng

Thuyết ngũ hành trong y học cổ truyền Trung Quốc (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) đặt ra quan điểm gìn giữ sức khỏe theo ngũ vị tử (chua, đắng, ngọt, cay, mặn) và ngũ sắc (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen) cũng như nhiều thuộc tính khác của sự vật (ngũ chất, ngũ chí, ngũ thời…).

Bản chất con người sống giữa trời và đất. Môi trường tự nhiên là nơi hợp thành của toàn bộ thế giới vật chất. Cây cối trong tự nhiên với nhiều màu sắc, nhận được sự nuôi dưỡng và sinh trưởng của nắng mưa, cung cấp thức ăn và nuôi dưỡng linh hồn cho vạn vật. Theo học thuyết ngũ hành, năm cơ quan nội tạng của cơ thể con người có quan hệ mật thiết với ngũ sắc của tự nhiên.

Ngũ sắc

Năm màu mà chúng ta đều biết trong cuộc sống hàng ngày (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen) được tương ứng với các tạng phủ khác nhau, và mỗi màu lại có một tác dụng khác nhau. Theo nguyên tắc đó, những thực phẩm có màu sắc khác nhau cũng sẽ mang tới các tác dụng sức khỏe khác nhau trên từng cơ quan của cơ thể. Bản chất mỗi loại thực phẩm này có thuộc tính riêng biệt, và khi đi vào cơ thể, chúng cũng đi theo những con đường riêng biệt.

Sở thích về mùi vị, khẩu vị thường thể hiện nhu cầu của cơ thể đối với một số loại nguyên tố nhất định. Nói cách khác: nếu bạn thích một thứ gì đó, thường là bạn đang cần nó. Ví dụ: trong bụng có lửa, khi ăn ớt và gừng sẽ cảm thấy rất cay, khó chịu. Nếu ngược lại, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng và thoải mái khi ăn. Vì ớt và gừng đều là thực phẩm có tính ấm, có chức năng làm ẩm, tán phong hàn, chống lạnh. Trong cuộc sống hàng ngày, cần phải quan sát kỹ lưỡng nhu cầu và cái thiếu của bản thân để bổ sung kịp thời cho cơ thể. Việc học cách phân biệt giữa lạnh và nóng, phân biệt âm và dương cũng rất cần thiết.

Trong thực tế, nhiều khi chúng ta gặp phải những người nói rằng tôi bị gan nhiễm mỡ, tôi bị mỡ máu cao nhưng tôi vẫn thích ăn thịt mỡ. Cái thích này gặp phải ở nhiều người, và việc sở thích đó dẫn đến các vấn đề sức khỏe khiến bản thân những người đó phải kiểm soát những món ăn yêu thích của họ để tránh tăng nguy cơ bị bệnh. Do vậy, biết thế nào là hợp lý, là vừa đủ cũng cần phải học.

Ngũ sắc nuôi dưỡng ngũ tạng

Nội kinh Hoàng đế - tài liệu y học cổ của Trung Quốc và được coi là nguồn gốc giáo lý cơ bản của nền y học cổ truyền Trung Hoa – đã nói rằng: màu xanh lá cây là dưỡng gan, màu đỏ dưỡng tim, màu vàng dưỡng tỳ vị và dạ dày, màu trắng dưỡng phổi, màu đen dưỡng thận. Nếu lấy các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu tương, đậu trắng và đậu đen mà chúng ta thường ăn làm ví dụ, chúng ta sẽ có:
  • Tác dụng của đậu xanh: tính bình, vị ngọt, mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc tại gan.
  • Tác dụng của đậu đỏ: tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, thúc đẩy tuần hoàn máu và bài tiết, tăng cường sinh lực cho tỳ vị, lợi tiểu tiêu sưng, thông khí, trừ cáu gắt... Có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng tiểu khó, tỳ vị hư nhược, phù thũng, nấm da chân, vàng da… và các triệu chứng khác.
  • Tác dụng của đậu tương: tính hơi lạnh, có tác dụng bổ huyết nhuận tràng, giải độc, trục phong nhiệt, bổ khí ích tỳ, thông kinh tỳ vị.
  • Tác dụng của đậu trắng: tính bình, dưỡng khí, bổ thận tráng dương, điều hòa ngũ tạng, sinh tinh, làm hết khát nước, nôn mửa và tiêu chảy, đi tiểu nhiều, chứa nhiều canxi, đi vào kinh phổi
  • Tác dụng của đậu đen: thanh nhiệt, điều trung và bổ khí, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc, chữa sưng tấy, hạ khí và lợi tiểu, thuốc chống mồ hôi, vào kinh thận.

Các thực phẩm thường dùng

Gan ứng với màu xanh

Những thực phẩm xanh thường dùng: đậu xanh, rau chân vịt (món ăn bổ gan nhất), bông cải xanh, dưa chuột, mướp, cần tây, tỏi tây, ớt xanh, cải cúc, xà lách, bắp cải, cây rau tề (có tác dụng thanh nhiệt giáng hỏa và hạ huyết áp), rau mồng tơi, đậu xanh, đậu ván, rau muống, nấm hương, rau dền xanh, củ cải, rau cải xanh, mướp đắng và các loại hoa quả tương tự.

Tim ứng với màu đỏ

Thực phẩm màu đỏ thông thường như đậu đỏ, khoai lang, cà rốt (loại rau củ tốt nhất cho mắt, tăng cường sinh lực cho lá lách, bảo vệ gan), ớt đỏ, chà là đỏ, cà chua, táo gai, bánh mì, dâu tây,…

Ngũ đậu cũng tương ứng với ngũ sắc

Lá lách và dạ dày ứng với màu vàng

Các loại thực phẩm màu vàng thường dùng như: đậu nành, cây ngưu bàng (loại cây tốt để làm sạch tỳ vị và hỏa trong dạ dày, có thể thêm củ cải trắng để hầm xương cùng nhau), khoai lang (thực phẩm tốt nhất để điều trị loét miệng). Đặc biệt lúa mạch có vị ngọt - có tính hơi lạnh, lợi thủy, tiêu sưng, tốt cho sức khỏe. Nó có chức năng khử ẩm ở tỳ vị, làm giãn cơ và tê thấp, thanh nhiệt, tiêu mủ. Lúa mạch cũng là vị thuốc thường dùng để lợi tiểu. Ngoài ra còn có hẹ, bí ngô (tăng sản xuất insulin và điều trị bệnh tiểu đường), táo, lòng đỏ trứng, ngô,…

Phổi ứng với màu trắng

Các loại thức ăn có màu trắng thông thường bao gồm đậu trắng, mướp, lê, củ cải trắng, nấm trắng, củ sen, hoa hòe, hạt dẻ, sợi bún, đậu phụ, bông cải trắng, măng, khoai mỡ,…

Thận ứng với màu đen

Thực phẩm có màu đen phổ biến như: đậu đen, gạo đen, hạt mè đen, nấm đen, quả óc chó (không phải là thực phẩm có màu đen nhưng là thực phẩm rất bổ cho thận), rong biển, tảo bẹ (cũng là thực phẩm tốt cho cả thận và phổi).

Tham khảo thêm thông tin tại: Phương tây nghĩ gì về y học cổ truyền Trung Hoa?

 

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm