Khiếm thính là một trong những khuyết tật có tỷ lệ mắc cao hơn những loại khuyết tật khác. Theo thống kê vào năm 2012, tại Việt Nam, cứ 1000 trẻ sinh ra lại có 1-2 trẻ gặp phải tình trạng giảm thính lực. Mặc dù vậy, khiếm thính ở trẻ nhỏ lại chưa thực sự được gia đình và xã hội quan tâm.
Ngoài nguyên nhân do di truyền và bệnh mẹ mắc phải trong quá trình mang thai, khiếm thính ở trẻ nhỏ còn xuất hiện do những nguyên nhân như:
Không nên chủ quan với tình trạng khiếm thính ở trẻ nhỏ.
Ảnh minh họa)
Ngoài những nguyên nhân trên, khiếm thính ở trẻ nhỏ còn xuất hiện đột ngột còn gọi là khiếm thính vô căn. Nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi tập nói sẽ ảnh hưởng lên khả năng phát triển ngôn ngữ sau này.
Mặt khác, kết quả học tập ở những trẻ nghe kém cũng giảm do gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp hàng ngày, ảnh hưởng đến việc chọn lựa nghề nghiệp trong tương lai. Không chỉ vậy, những trẻ nghe kém, khiếm thính còn không tiếp nhận được những cảnh báo trong cuộc sống (tiếng còi, tiếng hô hoán của mọi người, nước sôi,...) dẫn tới tình trạng bị động trong những tình huống nguy hiểm. Đó là chưa kể tới sự hạn chế giao tiếp, tương tác xã hội có thể khiến trẻ tự ti, lo lắng và trầm cảm.
Làm thế nào để phát hiện trẻ bị khiếm thính?
Mỗi năm có thêm khoảng 5.000 trẻ khiếm thính được sinh ra nhưng chỉ khoảng 10% trong số đó, tức 500 trẻ được phát hiện và can thiệp kịp thời. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh, người chăm trẻ cần quan tâm, lưu ý đến một vài dấu hiệu cảnh báo như:
Cần nắm rõ các triệu chứng cảnh báo trẻ bị khiếm thính.
(Ảnh minh họa)
Khi trẻ xuất hiện một trong những triệu chứng trên, cần đưa trẻ đi sàng lọc thính lực, kiểm tra khả năng nghe. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp kiểm tra nào sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
Thực tế, mỗi phương pháp đo chỉ đánh giá được một số khía cạnh nhất định, do vậy các chuyên gia Tai - Mũi - Họng thường chỉ định kết hợp các phương pháp phù hợp để đưa ra đánh giá toàn diện, cuối cùng đưa ra kết luận chính xác nhất trên những trẻ bị khiếm thính.
Can thiệp kịp thời giúp nâng cao thính giác sẽ giúp trẻ nhỏ có điều kiện phát triển tương tự các bạn đồng trang lứa. Tùy theo tổn thương từng vùng của tai, mức độ nghe kém gặp phải mà sẽ có những biện pháp can thiệp phù hợp.
Điều trị bệnh dẫn tới giảm thính lực
Trong trường hợp tình trạng khiếm thính xuất hiện do bị các bệnh lý viêm gây tổn thương tai thì điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật sẽ giúp giải quyết bệnh, khắc phục những tổn thương xuất hiện. Mặt khác, điều trị nội khoa cấp cứu cũng khá hiệu quả khi bị điếc đột ngột trong những tổn thương cấp tính.
Sử dụng máy trợ thính
Sử dụng các thiết bị trợ thính, khuếch đại âm thanh ở những người nghe kém ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, biện pháp này không hiệu quả trong trường hợp điếc nặng.
Cấy điện cực ốc tai
Những trường hợp không đáp ứng với máy trợ thính thì cấy điện cực ốc tai là giải pháp tốt nhất. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, người ta đã có thể thay thế hoàn toàn ốc tai bị tổn thương bằng ốc điện tử.
Sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh.
(Ảnh minh họa)
Thực tế, mỗi phương pháp đo chỉ đánh giá được một số khía cạnh nhất định, do vậy các chuyên gia Tai - Mũi - Họng thường chỉ định kết hợp các phương pháp phù hợp để đưa ra đánh giá toàn diện, cuối cùng đưa ra kết luận chính xác nhất trên những trẻ bị khiếm thính.
Can thiệp kịp thời giúp nâng cao thính giác sẽ giúp trẻ nhỏ có điều kiện phát triển tương tự các bạn đồng trang lứa. Tùy theo tổn thương từng vùng của tai, mức độ nghe kém gặp phải mà sẽ có những biện pháp can thiệp phù hợp.
Điều trị bệnh dẫn tới giảm thính lực
Trong trường hợp tình trạng khiếm thính xuất hiện do bị các bệnh lý viêm gây tổn thương tai thì điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật sẽ giúp giải quyết bệnh, khắc phục những tổn thương xuất hiện. Mặt khác, điều trị nội khoa cấp cứu cũng khá hiệu quả khi bị điếc đột ngột trong những tổn thương cấp tính.
Sử dụng máy trợ thính
Sử dụng các thiết bị trợ thính, khuếch đại âm thanh ở những người nghe kém ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, biện pháp này không hiệu quả trong trường hợp điếc nặng.
Cấy điện cực ốc tai
Những trường hợp không đáp ứng với máy trợ thính thì cấy điện cực ốc tai là giải pháp tốt nhất. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, người ta đã có thể thay thế hoàn toàn ốc tai bị tổn thương bằng ốc điện tử.
Cấy điện cực ốc tai là phương pháp an toàn giúp trẻ em bị khiếm thính có thể nghe lại bình thường.
(Ảnh minh họa)
Những biện pháp can thiệp sớm đem lại nhiều hiệu quả tích cực với tương lai của những trẻ bị nghe kém. Tuy nhiên, thời điểm can thiệp cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đáng kể đến kết quả điều trị. Nhiều khuyến cáo cho rằng việc can thiệp không nên để muộn quá 6 tháng tuổi.
Phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ bị khiếm thính phát triển toàn diện một cách bình thường như các bạn cùng chăng lứa, phát huy tối đa năng lực cá nhân. Do vậy, khi có những dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ đến khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng ngay để can thiệp sớm nhất có thể!
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự khẩn cấp trong điều trị khiếm thính cho trẻ em.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.