Rau má là gì?
Rau má, hay còn gọi là centella asiatica, cica, Brahmi, Indian pennywort, gotu kola, tiger grass - loại dược liệu giàu chất chống oxy hóa này từ lâu đã được sử dụng để chữa bệnh và chữa lành vết thương. Truyền thuyết kể rằng sau khi bị thương, hổ sẽ lăn lộn trong cây rau má để tự chữa lành - đó là nơi bắt nguồn từ cái tên “cỏ hổ”. Đến nay, rau má vẫn được sử dụng phổ biến như một chất bảo vệ da. Nồng độ cao của axit amin, beta-carotene và axit béo là những gì làm cho loại thảo mộc này trở nên có lợi.
Rau má hỗ trợ cho làn da như thế nào?
Rau má có các đặc tính chống viêm làm tăng quá trình hydrat hóa và giúp làm dịu và phục hồi làn da khô, mẩn đỏ, bị kích ứng. Đó là lý do tại sao rau má được khuyên dùng để điều trị các tình trạng da khác nhau, đặc biệt là những bệnh có các triệu chứng như mẩn đỏ và thô ráp (như bệnh vẩy nến và bệnh chàm). Các chuyên gia cho biết đặc tính phổ biến nhất của rau má là làm dịu da, thúc đẩy tuần hoàn và đã được chứng minh là làm tăng sản xuất collagen, cải thiện độ săn chắc và đàn hồi của da.
Sử dụng rau má để dưỡng da như thế nào?
Dạng tốt nhất để sử dụng rau má là lá rau má tươi, các chất dinh dưỡng và đặc tính của chúng sẽ được phát huy tối đa. Dạng bột cũng là một phương pháp thay thế hữu ích, bạn có thể kết hợp với sữa chua hoặc sữa tươi không đường để sử dụng như một loại mặt nạ thiên nhiên dưỡng da hiệu quả. Một cách khác là sử dụng chiết xuất thực vật vào hầu hết các bước trong quy trình chăm sóc da của mình — nó được kết hợp vào chất tẩy rửa, toner, serum và kem dưỡng.
Các công dụng dưỡng da của rau má
1. Dưỡng trắng
Ngoài những công dụng trên thì rau má còn là nguyên liệu làm trắng da cực kì tốt mà nhiều người chưa biết đến. Trong rau má có chứa nhiều thành phần tốt cho da như vitamin A, B1, B2, B3, C, K, hợp chất Saponin, Triterpenoids và nhiều khoáng chất khác giúp tái tạo các tế bào mô da, hỗ trợ tẩy lớp tế bào chết giúp các dưỡng chất thấm sâu hơn làm cho da trở nên trắng sáng, mịn màng. Đồng thời trong rau má còn có 2 hợp chất Beta caroten và Sterol có tác dụng ngăn chặn tác hại của tia nắng mặt trời đối với làn da hạn chế da bị bắt nắng và đen sạm mang lại cho bạn làn da khỏe mạnh, trắng hồng.
2. Làm mờ vết thâm
Những vết thâm do mụn gây ra thường làm bạn mất tự tin khi ra đường cũng như giao tiếp với người khác. Loại vết thâm này hình thành là do lượng melanin tăng quá mức trong giai đoạn đang hồi phục vết thương. Trong khi đó, rau má lại là nguyên liệu tuyệt vời có khả năng khống chế sự gia tăng melanin từ đó ngăn ngừa và làm mờ vết thâm do mụn cực hiệu quả.
3. Ngăn ngừa lão hóa
Trong rau má có 4 hợp chất ngăn ngừa lão hóa vượt trội như Flavonoid, Beta caroten, Sterol và Saponin. Các hợp chất này đều là những chất chống oxy hóa cực hiệu quả, giúp khử hết các gốc tự do trong cơ thể. Những gốc tự do này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa da, làm da nhăn nheo, thô ráp, xù xì và thiếu sức sống. Ngoài ra những hợp chất này còn giúp tăng cường tái tạo collagen giúp cho làn da trở nên săn chắc và khỏe mạnh từ đó giảm tối đa những dấu vết thời gian in hằn trên da bạn mang lại cho bạn làn da không tuổi hoàn hảo và rạng ngời.
4. Trị mụn
Rau má có tính mát giúp thanh lọc da, giải nhiệt cơ thể nên nếu uống thường xuyên sẽ có tác dụng làm mát da, ngăn ngừa mụn hiệu quả. Ngoài ra, trong rau má còn có nhiều dưỡng chất cùng hợp chất Saponin nên có tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc điều trị mụn. Chỉ cần dùng nước rau má thoa lên vùng da bị mụn sẽ giúp sát trùng, giảm bớt tình trạng sưng do mụn mủ đồng thời giúp tái tạo các mô, tế bào, làm lành vết thương do mụn nhanh chóng. Từ đó mang lại cho bạn làn da sạch mụn, mịn màng và trơn láng hơn.
Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng mà lại giúp da luôn khoẻ đẹp? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM .
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những công thức mặt nạ dưỡng da tự làm
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.