Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kết hợp vật lý trị liệu và luyện tập chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh liên quan đến cột sống thoái hóa. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu kết hợp với một số động tác thể dục dưới đây.

Phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu

Với phương pháp này các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ cho người bệnh kéo giãn cột sống. Tùy theo trọng lượng người bệnh và tình trạng cấp tính hay mãn tính mà cho kéo giãn ngắt quãng hay liên tục.

Các phương pháp điều trị giảm đau bao gồm chiếu thấu nhiệt vi sóng, dùng một số dòng điện giảm đau như dòng giao thoa, dòng ten, siêu âm giảm đau và giảm co cứng cơ, chiếu đèn hồng ngoại. Đặc biệt, người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập kéo giãn cột sống để tạo thuận lợi cho đĩa đệm trở về vị trí cũ, các bài tập mạnh cơ lưng, cơ bụng để giữ vững cột sống.

Sau khi đĩa đệm trở về vị trí cũ, người bệnh sẽ không còn cảm giác tê, đau nhức hay khó chịu. Người bệnh vẫn có thể lao động nặng nhưng cần chú ý tránh các tư thế xấu, khi khiêng đồ vật nặng phải hạ hai chân (vị trí như đứng tấn), khi nhặt đồ vật rơi xuống đất cần bước một chân trước một chân sau rồi hạ thấp hai đầu gối dùng tay lấy đồ vật, cố gắng giữ lưng luôn ở vị thế thẳng.

Các bài tập kéo giãn cột sống, bài tập mạnh cơ lưng, cơ bụng

Động tác 1: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối một chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lặp lại mỗi bên 15 lần.

Động tác 2: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 3: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, ấn lưng xuống nệm, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 4: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, nâng mông cao khỏi nệm, giữ 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 5: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống nệm, người bệnh ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau, giữ lại lúc nào thấy hơi khó chịu nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 6: Người bệnh nằm ngửa, hai chân đạp thành vòng tròn trên không như đạp xe đạp, lúc nào mỏi thì nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 7: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai tay đặt trên hai đầu gối, hai chân cố gắng co lên, đồng thời hai tay đẩy xuống, gồng cơ giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 8: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), lưng cong lên như lưng con mèo, giữ lại 10 giây rồi hạ lưng xuống, lặp lại 15 lần.

Động tác 9: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), hạ từ từ hai mông chạm gót chân rồi giữ lại, hai tay cố gắng bò thẳng về phía trước, lúc nào mỏi thì nâng mông lên rồi lặp lại 15 lần.

Động tác 10: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), tay bên phải giơ thẳng về trước kết hợp với chân bên trái duỗi ra sau giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lặp lại 15 lần.

Làm 10 động tác thì được tính một đợt, mỗi ngày người bệnh có thể làm từ 23 đợt tùy theo tình trạng sức khỏe. Nếu động tác nào gây đau hay khó chịu thì ngưng động tác đó và báo cho chuyên viên vật lý trị liệu. Sau khi hết tê hay đau, người bệnh nên tiếp tục duy trì các bài tập để giúp cột sống vững chắc hơn.

Theo artrex.vn
Bình luận
Tin mới
  • 18/09/2024

    Mỗi phút tiếp xúc ánh sáng xanh phá hủy hàng triệu tế bào nhãn cầu

    Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.

  • 18/09/2024

    Nên bắt đầu cho trẻ tập luyện thể thao như thế nào?

    Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.

  • 17/09/2024

    Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

    Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • 17/09/2024

    Giải mã những hiểu lầm về Vitamin K2

    Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.

  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Xem thêm