Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Khi bạn cảm thấy đau vùng cổ, gáy rồi lan ra 2 vai xuông cánh tay, đau lưng, đau cột sống, đau tại các khủy khớp xương trong thời gian dài thì chắc chắn bạn đã mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi mắc bệnh, bạn cần có một chế độ lao động hợp lý cùng một phương pháp điều trị thích hợp, tích cực để làm giảm hoặc tránh ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày.
Bệnh thoát vị đĩa đệm do nhân nhầy đĩa đệm ở khớp xương bị lệch ra khỏi vị trí hoặc bị mòn dần theo thời gian làm cho các khớp xương chèn ép vào dây thần kinh gây cảm giác đau nhức kéo dài. Thoát vị đĩa đệm thường tồn tại ở 3 dạng chính là thoát vị đĩa đệm cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống, và thoát vị đĩa đệm mất nước.
Phương pháp điều trị như thế nào?
Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc điều trị đúng liều lượng và các biện pháp vật lý trị liệu.
Trong thời kì đầu bệnh cấp tính, bệnh nhân nên nằm nghỉ trên giường, hạn chế đi lại và vận động mạnh, nên nằm ngửa trên ván cứng, có đệm lót kheo làm co nhẹ khớp gối và háng.
Khi bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể dùng thuốc, thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để hồi phục. Phương pháp điều trị vật lý là quan trọng nhất giúp bệnh nhanh khỏi như một số cách sau:
Phương pháp nhiệt chườm nóng như: túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, la ngải cứu…
Dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu.
Sử dụng tia laser trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
Châm cứu là một trong cách phương pháp hiệu quả.
Hiệu quả nhất là phương pháp xoa bóp bấm huyệt: tự mình hoặc người nhà xoa vuốt, day ấn đều theo dọc sống lưng, hai bên cột sống… để giúp làm mềm cơ, lưu thông khí huyết mà theo Đông y gọi là Giáp tích Hoa Đà.
Nếu bệnh ở mức độ nặng, khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh gây một số biến chứng như: teo cơ, rối loạn cơ tròn…Khi đó bệnh nhân cần phải vào nội trụ trong bệnh viện ngay để thực hiện các liệu pháp điều trị đặc biệt. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị làm giảm áp lực đĩa đệm như:
Đưa sóng radio vào vùng thoát vị làm cho khối thoát vị nhỏ đi trở về vị trí cũ nhằm giairi phóng dây thần kinh bị chèn ép.
Dùng hiệu ứng nhiệt của laser để hủy phần đĩa đệm thoát vị.
Lấy nhân đệm thừa chèn ép dây thần kinh ra bằng phương pháp mổ hở, mổ nội soi.
Giải nén cột sống cũng là phương pháp nên dùng trước khi thực hiện phẫu thuật.
Phương pháp phòng chống:
– Với những người hay làm việc lâu với 1 tư thế như nhân viên văn phòng thì nên đồi tư thế sau khoảng 1 để đảm bảo cho đĩa đệm giảm áp lực. Khi thấy bị đau nên nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc tắm nước nóng, tự xoa vuốt các khớp cổ lưng tay chân. Thường xuyên tập thể dục mỗi buổi sáng.
– Không làm, khiêng vật nặng quá sức mình vì trọng tải của cột sống – đĩa đệm có giới hạn nhất định. Nếu bạn cố gắng quá sức sẽ làm hỏng cấu trúc cơ thể làm tăng khả năng cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm.
– Không nên đột ngột hoạt động mạnh, mà phải san sẻ lực từ từ nếu không sẽ bi sai tư thế
– Luôn giữ đúng tư thế đứng thẳng cho cột sống cho bất kì công việc gì kể cả mang vác, bưng bê hay giặt giũ, bế trẻ em, lái xe…
– Nên có chế độ làm việc hợp lí, điều hòa sự lao động phục hồi của đĩa đệm. Theo một số nghiên cứu cho rằng, đĩa đệm chỉ chịu trọng tải tối đa khoảng 2h và cần khoảng 15 đến 20 phút để phục hồi lại dịch đĩa đệm.
– Cần phải biết kết hợp làm việc và nghỉ ngơi xen kẽ để đĩa đệm được phục hồi kịp thời tránh tình trạng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm sau này.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là một bệnh tương đối nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống. Bên cạnh việc rèn luyện cơ thể cho khỏe mạnh, ăn uống sinh hoạt hợp lí , để điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Hãy tự bảo vệ sức khỏe bạn từ bây giờ để sau này sống vui sống khỏe sống có ích cho xã hội.
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.