Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

'Kẻ thù' của gan

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của gan, trong đó có tác nhân từ thực phẩm, đồ uống, thuốc hoặc những thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Ung thư gan là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên toàn thế giới. Năm 2020, ước tính, khoảng 905.677 ca mắc bệnh và 830.180 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, ung thư gan đứng đầu trong các loại ung thư phổ biến nhất. Năm 2020, số người mắc là hơn 26.000.

Xơ gan là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hơn một triệu ca tử vong mỗi năm.

Gan là cơ quan quan trọng đối với cơ thể, nắm giữ vai trò như một nhà máy thải độc. Việc bảo vệ gan là rất cần thiết để chúng duy trì chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tac nhan hai gan anh 1

Các yếu tố gây hại cho gan

Thực phẩm

- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Việc nạp quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ có thể tích tụ chủ yếu là triglyceride. Triglyceride có thể trực tiếp làm tích tụ mỡ ở gan hoặc gây ra tình trạng thừa cân béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ của bệnh lý gan nhiễm mỡ.

- Thức ăn nhanh: Chúng chứa nhiều chất béo dạng trans (một loại chất béo không bão hòa) và các chất tạo ngọt nhân tạo. Các chất này nếu được hấp thu quá nhiều vào cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng béo phì, tăng nguy cơ gây hại cho gan.

- Thực phẩm bị mốc: Các thực phẩm như ngũ cốc, lạc, đậu tương, ngô khi bị mốc sinh ra độc tố aflatoxin.

- Thực phẩm có chứa chất bảo quản dạng N-nisotryl.

- Các loại thảo mộc chứa alkaloid có gốc pyrrolizidine.

Tac nhan hai gan anh 2

Tiêu thụ nhiều thực phẩm dầu mỡ có nguy cơ mắc bệnh lý gan nhiễm mỡ.

(Ảnh: The Food Canon)

Đồ uống

- Rượu, bia: Lượng rượu, bia khi vào cơ thể phần lớn sẽ được hấp thu và chuyển hóa tại gan. Phần còn lại chúng sẽ được thải ra ngoài bởi thận và phổi. Vì vậy, việc tiêu thụ rượu, bia quá mức hoặc thường xuyên có thể làm tăng nồng độ triglyceride trong cơ thể, nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về gan. Ngoài ra, gan cần phải xử lý một lượng lớn rượu, bia được nạp vào cơ thể với mức độ thường xuyên có thể tạo ra các tổn thương ở cơ quan này.

- Đồ uống có ga, chứa nhiều chất tạo ngọt nhân tạo cũng có thể là nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì, làm tăng yếu tố nguy cơ gây tổn thương gan.

Thuốc

- Thuốc giảm đau, hạ sốt acetaminophen: Sử dụng quá 8 viên/ngày đối với người lớn có nguy cơ làm tổn thương gan nặng, suy gan cấp, tăng nồng độ men gan.

- Thuốc kháng lao isoniazide: Thường gặp đối với những bệnh nhân thời gian đầu sử dụng thuốc, có hiện tượng tăng men gan.

- Vitamin A: Loại vitamin rất cần bổ sung cho cơ thể. Tuy nhiên, lạm dụng vitamin A có thể là nguyên nhân gây ngộ độc gan mạn tính và tổn thương gan.

Thói quen sinh hoạt

- Thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ như xăm hình cũng có thể là nguyên nhân nhiễm viêm gan B.

- Đời sống tình dục không an toàn rất dễ mắc bệnh liên quan viêm gan B.

- Sử dụng các chất kích thích, ma túy, đặc biệt là đường tiêm chích dẫn đến nguy cơ cao các bệnh liên quan tổn thương gan.

7 chiến lược có thể bảo vệ gan

Hạn chế uống rượu

Gan xử lý mọi đồ uống có cồn mà bạn tiêu thụ, bao gồm rượu, bia và rượu mạnh. Bạn càng uống nhiều rượu, gan càng phải làm việc nhiều hơn. Theo thời gian, uống quá nhiều có thể gây hại, phá hủy các tế bào gan. Bệnh gan liên quan đến rượu (ARLD):

  • Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu

  • Viêm gan do rượu cấp tính

  • Xơ gan do rượu

Để tránh bệnh gan liên quan rượu, người dân có thể làm theo các khuyến nghị về rượu được nêu trong hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ 2015-2020. Đó là một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly với nam giới. Ngoài ra, bạn tránh trộn lẫn rượu và thuốc, điều này sẽ gây căng thẳng quá mức cho gan của bạn.

Giám sát việc sử dụng thuốc

Tất cả loại thuốc - dù không kê đơn hay được bác sĩ kê đơn - đều đi qua gan của bạn, nơi chúng được phân hủy.

Hầu hết loại thuốc đều an toàn cho gan khi dùng theo chỉ dẫn. Tuy nhiên, dùng quá nhiều thuốc, quá thường xuyên, không đúng loại hoặc nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể gây hại cho gan.

Hoạt chất paracetamol hay còn gọi là acetaminophen (Tylenol) là ví dụ về một loại thuốc không kê đơn phổ biến có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho gan khi dùng không đúng cách.

Bạn không được dùng nhiều hơn 1.000 miligam (mg) acetaminophen cùng một lúc hoặc vượt quá liều tối đa 3.000 mg mỗi ngày. Bạn không được trộn Paracetamol/Acetaminophen và rượu.

Tac nhan hai gan anh 3

Dùng quá nhiều thuốc, quá thường xuyên, không đúng loại hoặc nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể gây hại cho gan.

(Ảnh: AM)

Nếu lo lắng về cách một loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ. Bạn cũng có thể yêu cầu kiểm tra gan trước và sau khi bắt đầu dùng thuốc mới.

Không cho rằng thực phẩm bổ sung là tốt cho gan

Giống như thuốc, các chất bổ sung như vitamin, khoáng chất, thảo mộc và biện pháp tự nhiên được xử lý bởi gan của bạn.

Một sản phẩm tự nhiên không có nghĩa là nó sẽ không có hậu quả lâu dài cho gan. Thực tế, nhiều sản phẩm tưởng chừng như vô hại nhưng lại có khả năng gây sát thương.

Một bài báo được xuất bản trên tạp chí Gastroenterology and Hepatology Trusted Source năm 2017 xác định các chất bổ sung tăng cường hiệu suất và giảm cân có khả năng gây hại cho gan. Chiết xuất trà xanh là một chất bổ sung thảo dược phổ biến khác có thể ảnh hưởng đến cơ quan này.

Ngay cả vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin B3, có thể gây tổn thương gan nếu bạn dùng quá nhiều. Để tránh các biến chứng về gan, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng thực phẩm chức năng.

Áp dụng chế độ ăn uống thân thiện với gan

Để đảm bảo chế độ ăn uống của bạn có lợi cho gan về lâu dài, bạn hãy thử những cách sau:

  • Ăn nhiều loại thức ăn: Chọn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, protein nạc, sữa và chất béo lành mạnh. Các loại thực phẩm như bưởi, quả việt quất, quả hạch và cá béo được biết là có lợi cho gan.

  • Nhận đủ chất xơ: Chất xơ rất cần thiết để giúp gan của bạn hoạt động trơn tru. Trái cây và rau và ngũ cốc nguyên hạt là những nguồn chất xơ tuyệt vời để kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn.

  • Giữ đủ nước: Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho gan của bạn luôn hoạt động tốt.

  • Hạn chế thức ăn béo, đường và mặn: Thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và muối có thể ảnh hưởng đến chức năng gan theo thời gian. Thức ăn chiên rán và thức ăn nhanh cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gan.

  • Uống cà phê: Cà phê đã được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan như xơ gan và ung thư gan . Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tích tụ chất béo và collagen, hai yếu tố gây bệnh gan.

Tac nhan hai gan anh 4

Các loại thực phẩm như bưởi, quả việt quất, quả hạch và cá béo được biết là có lợi cho gan.

(Ảnh: Wattagnet)

Tập thể dục thường xuyên

Hoạt động thể chất không chỉ tốt cho hệ cơ xương và tim mạch của bạn. Nó cũng tốt cho gan. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng cả bài tập tim mạch và sức đề kháng đều giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong gan.

Bạn không cần phải chạy marathon hay tập những bài tập nặng mới có thể mang lại những lợi ích. Bạn có thể bắt đầu tập thể dục ngay hôm nay bằng cách đi bộ nhanh, tham gia lớp tập thể dục trực tuyến hoặc đi xe đạp.

Đề phòng bệnh viêm gan

Một số loại viêm gan chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính, ngắn hạn (viêm gan A), trong khi những loại khác là bệnh lâu dài (viêm gan B và C).

Bạn có thể tự bảo vệ mình chống lại bệnh viêm gan bằng cách tìm hiểu cách thức lây lan của dạng phổ biến nhất.

  • Viêm gan A lây truyền khi tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị nhiễm phân của người bị viêm gan A.

  • Viêm gan B lây truyền qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị bệnh viêm gan B. Chất dịch cơ thể bao gồm máu, dịch tiết âm đạo và tinh dịch.

  • Viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị viêm gan C.

 

Hạn chế tiếp xúc các chất độc từ môi trường

Gan không chỉ xử lý các hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng mà còn xử lý hóa chất xâm nhập qua mũi và da.

Một số sản phẩm gia dụng hàng ngày có chứa chất độc có thể gây hại cho gan của bạn, đặc biệt nếu bạn tiếp xúc với chúng thường xuyên.

Để ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho gan, hãy lựa chọn các sản phẩm và kỹ thuật làm sạch hữu cơ để làm sạch nhà của bạn. Bạn cần tránh sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trong sân nhà hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh hít phải khói hóa học.

Nếu phải sử dụng hóa chất hoặc bình xịt trong nhà (sơn, bình xịt côn trùng), bạn hãy đảm bảo không gian được thông gió tốt. Nếu không được, hãy đeo khẩu trang.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Gan nhiễm mỡ, kẻ thù “giấu mặt”.

Thuận Hiển - Diễm Nhi - Tú Nhi - Theo ZingNews
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm