Huyết khối tĩnh mạch ở các bệnh nhân ung thư đã được mô tả lần đầu tiên bởi Armand Trouseau từ năm 1865. Cơ chế hình thành huyết khối do ung thư rất phức tạp và do nhiều yếu tố gây nên.
Điều đáng chú ý là tỷ lệ bệnh nhân ung thư có huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc nhồi máu phổi lên đến 20%. Theo Khorana và cộng sự thì huyết khối tĩnh mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ hai ở các bệnh nhân ung thư. Trong đó, các loại ung thư tụy, phổi, đường tiêu hóa, thận, vú và tiền liệt tuyến là những loại ung thư có nguy cơ hình thành huyết khối cao nhất.
Bệnh lý huyết khối
Bệnh lý huyết khối là gánh nặng có thể ảnh hưởng lên cả hệ thống động mạch và tĩnh mạch. Trong đó, huyết khối thuyên tắc tĩnh mạch bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) và thuyên tắc phổi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thường gặp. Theo thống kê, hàng năm, VTE đe dọa tính mạng của hàng triệu người trên thế giới.
Tính riêng châu Âu, HKTMS đã là nguyên nhân tử vong của hơn 500.000 người mỗi năm, cao hơn gấp đôi tổng số bệnh nhân tử vong do AIDS, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và tai nạn giao thông. Hơn thế nữa, quan điểm mới về huyết khối tĩnh mạch không còn coi đó chỉ là một bệnh lý cấp tính từng giai đoạn mà là một quá trình tiến triển mạn tính cần theo dõi, điều trị và dự phòng lâu dài.
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của bệnh đôi khi không điển hình. Chẩn đoán thuyên tắc - huyết khối dựa vào nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch, tính chất 1 bên của các triệu chứng lâm sàng và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (bao gồm các kỹ thuật xâm lấn và không xâm lấn).
Nguy cơ tái phát HKTMS cao nhất trong những tháng đầu sau khi được chẩn đoán xác định ung thư, nguy cơ này tồn tại trong nhiều năm sau khi xuất hiện triệu chứng của HKTMS. Quá trình điều trị hóa chất làm gia tăng nguy cơ mắc HKTMS lên 7 lần so với người không mắc ung thư. Khi phải nhập viện, tỷ lệ HKTMS ở người ung thư còn gia tăng hơn nữa. Thậm chí, nguy cơ tái phát HKTMS ở người mắc ung thư cao gấp 3 lần so với người có HKTMS đơn thuần.
Mối quan hệ giữa ung thư và tắc mạch là khá rõ ràng, tiến triển HKTMS ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến diễn tiến của người mắc ung thư...
Điều trị
Lĩnh vực ung thư - tim mạch (oncocardiology) là sự giao thoa giữa hai chuyên ngành lớn trong chăm sóc sức khỏe mạn tính, liên quan đến chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch ở người có ung thư.
Đối với người bệnh ung thư, các biện pháp điều trị mới (hóa chất, tia xạ) kéo dài tuổi thọ và cứu sống người bệnh, song cũng gây không ít độc tính và ảnh hưởng đối với bệnh tim mạch. Đối với người bệnh tim mạch, các biện pháp điều trị mới kéo dài sống còn, khiến khả năng phát hiện và gia tăng ung thư cũng bộc lộ rõ hơn.
HKTMS hiện nay là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây tử vong ở các bệnh nhân ung thư. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ hình thành HKTMS nằm trong khoảng từ 0,8 - 8%, cao nhất trong nhóm ung thư não, phổi, tử cung, bàng quang, tụy, dạ dày và thận. Bệnh nhân ung thư đã di căn có tỷ lệ mắc cao gấp 4 - 15 lần so với các bệnh nhân khác.
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin D quá liều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Căng thẳng khiến trẻ em không thể học tập và người lớn không thể thực hiện được công việc của mình. Đó là lý do tại sao trẻ em và người lớn phải được dạy cách nhận biết về các dấu hiệu, triệu chứng của lo âu và trầm cảm, đồng thời nỗ lực phát triển các công cụ chống lại các tác nhân gây căng thẳng.
Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những "kẻ sát nhân thầm lặng" vì thường diễn biến âm thầm. Vì vậy, nếu đột nhiên gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần thận trọng.
Melanin là sắc tố mang lại màu sắc cho tóc. Khi nhiều tuổi, việc sản xuất melanin giảm dần, dẫn đến tóc dần mất màu và chuyển bạc. Tuy nhiên, nếu tóc bạc sớm hơn tuổi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.
Với dân văn phòng, người có đặc thù công việc ngồi trên 40 tiếng mỗi tuần, vùng lưng rất dễ đau nhức, căng mỏi. Một vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng sau giúp bạn thả lỏng cơ lưng sau mỗi ngày làm việc.
Nghiên cứu gần đây cho thấy dậy thì có thể xảy ra sớm hơn đối với cả bé trai và bé gái. Trung bình, bé gái sẽ bắt đầu dậy thì vào khoảng 11 tuổi và bé trai vào khoảng 12 tuổi. Nếu dậy thì bắt đầu sớm hơn, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dậy thì sớm. Tình trạng này xảy ra trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Cần tìm hiểu lý do tại sao tuổi dậy thì có thể xảy ra sớm hơn, các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến "chuyện ấy". Lưu ý tránh ăn một số thực phẩm sau trước cuộc "yêu" để không làm gián đoạn sự thăng hoa.
Dinh dưỡng đúng không chỉ tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn tác động tích cực đến hoạt động não bộ. Cha mẹ có thể tham khảo 10 loại thực phẩm giúp tăng cường trí não.