Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hội chứng tăng độ nhớt máu và những điều cần biết

Có nhiều bệnh lý thường phối hợp với biến chứng huyết khối và đi kèm với tình trạng tăng độ nhớt của máu, tăng kết tập hồng cầu hay giảm khả năng thay đổi hình dạng của hồng cầu.

Hội chứng tăng độ nhớt máu là gì?

Hội chứng tăng độ nhớt máu là một tình trạng làm cho máu không thể chảy tự do qua các động mạch của bạn.

Trong hội chứng này, tắc nghẽn động mạch có thể xảy ra do quá nhiều tế bào hồng cầu, bạch cầu hoặc protein trong máu. Bệnh cũng có thể xảy ra khi hồng cầu có hình dạng bất thường, ví dụ như thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Tăng độ nhớt máu xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Ở trẻ em, bệnh có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng do giảm lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim, ruột, thận và não. Ở người lớn, hội chứng này có thể gặp cùng với các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ; hoặc xuất hiện cùng các bệnh ung thư máu như ung thư hạch và bệnh bạch cầu.

Triệu chứng

Các triệu chứng liên quan đến tình trạng này bao gồm đau đầu, co giật và nổi ban đỏ trên da. Nếu trẻ sơ sinh buồn ngủ bất thường hoặc không muốn bú, đây là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn.

Nhìn chung, các triệu chứng liên quan đến tình trạng này là kết quả của những biến chứng xảy ra khi các cơ quan quan trọng không nhận đủ oxy từ máu. Các triệu chứng khác của hội chứng tăng độ nhớt máu bao gồm:

  • Chảy máu bất thường
  • Rối loạn thị giác
  • Chóng mặt
  • Tức ngực, khó thở
  • Co giật
  • Hôn mê
  • Đi lại khó khăn

Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có thể gặp phải các vấn đề như vàng da, suy thận hoặc các bệnh lý hô hấp.

Nguyên nhân

Hội chứng tăng độ nhớt máu được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh khi tỷ lệ hồng cầu trên 65 phần trăm. Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh có thể do các bất thường phát sinh trong khi mang thai hoặc thời điểm chuyển dạ, bao gồm:

  • Kẹp dây rốn muộn
  • Các bệnh di truyền từ bố mẹ
  • Các vấn đề về gen, chẳng hạn như hội chứng Down
  • Tiểu đường thai kỳ

Ngoài ra, bệnh cũng có thể do không có đủ oxy cung cấp cho các mô trong cơ thể thai nhi. Hội chứng truyền máu song thai– một tình trạng mà cặp song sinh không nhận được đồng đều máu trong tử cung là một ví dụ điển hình.

Hội chứng tăng độ nhớt máu cũng có thể do các rối loạn trong quá trình sản xuất tế bào máu gây nên, bao gồm:

  • Bệnh bạch cầu, ung thư máu dẫn đến quá nhiều tế bào bạch cầu.
  • Bệnh đa hồng cầu, một loại ung thư máu dẫn đến quá nhiều tế bào hồng cầu.
  • Tăng tiểu cầu nguyên phát, một tình trạng máu xảy ra khi tủy xương sản xuất quá nhiều tiểu cầu trong máu.
  • Rối loạn sinh tủy, một nhóm các rối loạn máu gây ra số lượng bất thường của các tế bào máu nhất định, chiếm chỗ của các tế bào khỏe mạnh trong tủy xương và thường dẫn đến thiếu máu nặng.

Ở người lớn, hội chứng tăng độ nhớt máu thường biểu hiện triệu chứng khi độ nhớt trong máu cao hơn 6 đến 7 lần so với nước muối (ở người bình thường, độ nhớt máu so với nước muối là từ 1,6 đến 1,9). Mục tiêu điều trị là giảm độ nhớt xuống mức bình thường này để giải quyết các triệu chứng của từng cá nhân.

Ai có nguy cơ bị hội chứng tăng độ nhớt máu?

Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, nhưng cũng có thể gặp ở người trưởng thành. Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh tủy xương nghiêm trọng cũng có nguy cơ phát triển hội chứng này cao hơn.

Chẩn đoán

Nếu nghi ngờ trẻ sơ sinh mắc bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để xác định số lượng tế bào hồng cầu trong máu trẻ.

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Công thức máu để xem xét các thành phần máu.
  • Kiểm tra nồng độ bilirubin trong cơ thể.
  • Tổng phân tích nước tiểu
  • Kiểm tra đường huyết
  • Xét nghiệm creatinine để đo chức năng thận.
  • Kiểm tra khí máu để kiếm tra nồng độ oxy trong máu.
  • Kiểm tra chức năng gan
  • Sinh hóa máu để kiểm tra sự cân bằng hóa học của máu.

Điều trị

Nếu trẻ được chẩn đoán xác định có hội chứng tăng độ nhớt máu, trẻ cần được theo dõi  chặt chẽ các biến chứng có thể xảy ra.

Nếu bệnh diễn biến nặng, liệu pháp thay máu từng phần được chỉ định; tức là một lượng nhỏ máu sẽ được loại bỏ dần khỏi cơ thể đồng thời lượng lấy ra sẽ được thay thế bằng dung dịch nước muối. Thay máu từng phần sẽ làm giảm lượng hồng cầu khiến máu ít đặc hơn mà không làm giảm khối lượng máu.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho trẻ bú thường xuyên hơn để bù nước và giảm độ đặc của máu. Nếu trẻ không đáp ứng với thức ăn, trẻ sẽ được truyền tĩnh mạch.

Ở người lớn, hội chứng tăng độ nhớt máu thường xuất hiện ở những người có bệnh về máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu. Các phác đồ điều trị phải rất chặt chẽ và theo dõi liên tục về hiệu quả điều trị có cải thiện độ nhớt máu không. Với những bệnh nặng, có thể sử dụng hình thức tách huyết tương.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Tất cả những điều bạn cần biết về bệnh lý đa hồng cầu nguyên phát - phần 1

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm