Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tất cả những điều cần biết về bệnh lý đa hồng cầu nguyên phát - Phần 1

Đa hồng cầu nguyên phát là một loại ung thư máu hiếm gặp trong đó cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu. Khi bạn có quá nhiều tế bào hồng cầu, máu của bạn sẽ nhớt hơn và chảy chậm hơn. Các tế bào hồng cầu có thể dính với nhau và tạo thành cục máu đông bên trong các mạch máu.

Nếu không được điều trị, đa hồng cầu nguyên phát có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Máu chảy chậm có thể làm giảm lượng oxy đến tim, não và các cơ quan quan trọng khác. Cục máu đông có thể chặn hoàn toàn dòng chảy trong mạch máu, gây đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Trong thời gian dài, đa hồng cầu nguyên phát có thể dẫn đến sẹo tủy xương cũng như bệnh bạch cầu, một loại ung thư máu khác.

Không có cách điều trị khỏi hoàn toàn bệnh đa hồng cầu nguyên phát, nhưng điều trị kịp thời và đúng có thể kiểm soát tình trạng bệnh nặng. Bạn sẽ cần xét nghiệm máu định kỳ tuân thủ đơn thuốc để giúp ngăn ngừa tình trạng cục máu đông trở nên nghiêm trọng.

Triệu chứng của bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Đa hồng cầu nguyên phát có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, chúng có thể nhẹ khiến bạn bỏ qua. Bạn có thể không nhận ra rằng bạn mắc bệnh đa hồng cầu nguyên phát cho đến khi bạn xét nghiệm máu định kỳ.

Nhận biết các triệu chứng sớm có thể giúp bạn bắt đầu điều trị và dự phòng được tình trạng hình thành cục máu đông và biến chứng của chúng. Các triệu chứng thường gặp của đa hồng cầu nguyên phát bao gồm:

  • mệt mỏi
  • ngứa
  • khó thở khi nằm xuống
  • khó tập trung
  • giảm cân ngoài ý muốn
  • đau bụng
  • nhanh đầy bụng
  • nhìn mờ hoặc nhìn đôi
  • chóng mặt
  • suy nhược
  • đổ nhiều mồ hôi
  • chảy máu hoặc bầm tím

Khi bệnh tiến triển và máu của bạn trở nên nhớt với nhiều tế bào hồng cầu hơn, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện, chẳng hạn như:

  • chảy máu nặng từ các vết cắt nhỏ
  • sưng khớp
  • đau xương
  • mặt đỏ
  • chảy máu nướu răng
  • cảm giác nóng rát ở bàn tay hoặc bàn chân của bạn

Hầu hết các triệu chứng này có thể do bệnh khác gây ra, vì vậy việc chẩn đoán đúng là rất quan trọng.

Nguyên nhân gây bệnh đa hồng cầu và yếu tố nguy cơ

Đa hồng cầu nguyên phát thường xảy ra  ở nam giới hơn ở phụ nữ. Bạn có nhiều khả năng được chẩn đoán đa hồng cầu nguyên phát sau 60 tuổi, nhưng nó có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi.

Các đột biến đối với gen JAK2 là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Gen này kiểm soát việc sản xuất một loại protein giúp tạo ra các tế bào máu. Khoảng 95% người bị đa hồng cầu nguyên phát có loại đột biến này.

Đột biến gây ra đa hồng cầu nguyên phát có thể di truyền trong gia đình. Nhưng thông thường, những đột biến này thường không di truyền trong gia đình. Nghiên cứu đang được tiến hành để tìm nguyên nhân của đột biến gen của đa hồng cầu nguyên phát.

Nếu bạn bị đa hồng cầu nguyên phát, nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng phụ thuộc vào khả năng bạn phát triển cục máu đông. Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông trong bệnh đa hồng cầu nguyên phát bao gồm:

  • tiền sử cục máu đông
  • trên 60 tuổi
  • tăng huyết áp
  • Bệnh tiểu đường
  • hút thuốc lá
  • cholesterol cao
  • mang thai

Độ nhớt của máu cao hơn bình thường luôn làm tăng nguy cơ đông máu, bất kể nguyên nhân gây nhớt máu là gì.

Chẩn đoán đa hồng cầu nguyên phát

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị đa hồng cầu nguyên phát, bác sĩ trước tiên sẽ làm một xét nghiệm công thức máu cho bạn. Xét nghiệm công thức máu sẽ đo lường các yếu tố sau đây trong máu của bạn:

  • số lượng tế bào hồng cầu
  • số lượng tế bào bạch cầu
  • số lượng tiểu cầu
  • lượng hemoglobin (một loại protein mang oxy)
  • phần trăm không gian được hấp thu bởi các tế bào hồng cầu trong máu, được gọi là hematocrit

Nếu bạn bị đa hồng cầu nguyên phát, bạn sẽ có thể có số lượng hồng cầu và hemoglobin cao hơn bình thường, và hematocrit cao bất thường. Bạn cũng có thể có số lượng tiểu cầu hoặc số lượng bạch cầu bất thường.

Nếu kết quả công thức máu của bạn bất thường, bác sĩ sẽ kiểm tra máu của bạn để biết đột biến JAK2 hay không. Hầu hết những người có xét nghiệm đa hồng cầu nguyên phát dương tính với loại đột biến này.

Cùng với các xét nghiệm máu khác, bạn có thể sẽ cần sinh thiết tủy xương để xác định chẩn đoán của đa hồng cầu nguyên phát.

Đón đọc phần tiếp theo tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thiếu máu hồng cầu hình liềm và Hydroxyurea

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm