Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu rõ hơn về say nắng, say nóng

Mùa hè mang đến nhiều cơ hội đi du lịch, trải nghiệm các môn thể thao và hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, nguy cơ say nắng, say nóng luôn tiềm ẩn, đặc biệt là với trẻ em, người cao tuổi.

Say nắng, say nóng là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể điều hòa thân nhiệt, gây mất nước. Trẻ em, người cao tuổi, người lao động ngoài trời và những người có bệnh nền là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.

BIỂU HIỆN VÀ CÁCH XỬ TRÍ SAY NẮNG, SAY NÓNG

Say nóng là tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ do ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường xung quanh ở mức cao và/hoặc do hoạt động thể lực quá mức, khiến hệ thần kinh trung ương mất kiểm soát đối với thân nhiệt của cơ thể. Say nóng không được khắc phục kịp thời có thể phát triển thành say nắng (sốc nhiệt). 

Say nắng là tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ cao (trên 40 độ C), thường kết hợp với mất nước; dẫn đến hệ thống điều hòa than nhiệt của cơ thể bị mất kiểm soát, gây ra những rối loạn hệ hô hấp, thần kinh, tuần hoàn… Tình trạng say nắng thường đi kèm với say nóng.

Biểu hiện thường gặp của say nắng, say nóng

Nắng nóng 35-39 độ C, những biện pháp xử lý cần biết khi bị say nắng, say  nóng

Triệu chứng ban đầu của say nắng, say nóng bao gồm: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, da khô nóng hoặc tang tiết mồ hôi, mạch nhanh và tim đập nhanh,..

Nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển nặng hơn, gây sốt cao từ 40 độ C trở lên, nôn mửa, co giật, lú lẫn, kích động hoặc lờ đờ mê man, thở nhanh hoặc khó thở, hôn mê, thậm chí tử vong.

Hậu quả lâu dài của say nắng, say nóng có thể bao gồm tổn thương não, tim, gan, thận và các cơ quan khác.

Nguyên nhân gây say nắng, say nóng

Nguyên nhân chính gây say nắng, say nóng là do cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, không uống đủ nước dẫn đến mất nước và rối loạn điều hòa thân nhiệt. Các yếu tố khác như mặc quần áo dày, hoạt động thể lực quá sức, sử dụng một số loại thuốc và một số bệnh lý cũng có thể làm tăng nguy cơ.

Nhận biết và đề phòng say nắng do nắng nóng kéo dài

Các điều kiện môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ say nắng, say nóng, như: tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài với ánh nắng mặt trởi, không khí lưu thông kém trong nhà, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nơi ở, nhiệt độ môi trường quá cao... Đặc biệt, độ ẩm tương đối trong không khí từ 60% trở lên sẽ gây cản trở sự bay hơi của mồ hôi và khả năng tự làm mát của cơ thể và có thể dẫn đến say nóng.

Theo Đông y, say nắng là do "chính khí" (sức đề kháng) suy yếu và cơ thể bị "thử tà" (yếu tố gây bệnh từ bên ngoài) xâm nhập. Người có thể trạng "âm hư," "khí hư" hoặc "đàm thấp" thường dễ bị say nắng hơn.

Phòng tránh say nắng, say nóng – những điều cần lưu ý

Phòng tránh say nắng, say nóng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe trong những ngày hè oi bức. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

  1. Uống đủ nước: uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là khi trời nóng hoặc hoạt động nhiều hoặc phải làm việc ngoài trời. Nước dừa, nước chanh, nước rau má, nước ép trái cây là những lựa chọn tốt để bổ sung nước và điện giải. Nếu làm việc ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời, nên uống nước Oresal pha theo đúng chỉ dẫn hoặc các đồ uống thể thao thích hợp.
  2. Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm: Tránh ra ngoài trời nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu phải ra ngoài, hãy mặc quần áo sáng màu, rộng rãi, đội mũ rộng vành, đeo kính râm và sử dụng kem chống nắng.
  3. Làm mát cơ thể: sử dụng quạt, điều hòa hoặc khăn ướt để làm mát cơ thể khi cần thiết. Sử dụng các loại trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi như vải cotton, linen, lụa tự nhiên…
  4. Chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E và beta-carotene để tăng cường sức đề kháng cho da, tang khả năng chống nóng của cơ thể. Nên sử dụng các món canh, cháo trong bữa ăn mùa hè.
  5. Tránh sử dụng các chất kích thích: hạn chế hoặc tránh sử dụng rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mất nước.

Xử trí khi bị say nắng, say nóng

Say nắng: tin tức, hình ảnh, video, bình luận

Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu say nắng, say nóng, hãy thực hiện các bước sau:

  1. Đưa ngay đến nơi thoáng mát: đưa người bệnh vào nơi râm mát, thoáng khí và cởi bớt quần áo.
  2. Hạ nhiệt độ cơ thể: lau mát bằng nước mát, quạt hoặc chườm đá vào các vị trí như trán, cổ, nách và bẹn.
  3. Bù nước và điện giải: cho người bệnh uống nước mát có pha muối, tốt nhất là Oresol pha đúng theo hướng dẫn nếu họ tỉnh táo và có thể uống được.
  4. Gọi cấp cứu: nếu người bệnh có dấu hiệu nặng như sốt cao, co giật, hôn mê, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Chăm sóc da sau khi bị cháy nắng

Cháy nắng là một dạng nhẹ của say nắng, gây tổn thương da do tiếp xúc quá mức với tia UV. Để làm dịu da cháy nắng, bạn có thể đắp khăn lạnh, sử dụng các loại kem bôi chứa nha đam (lô hội), dưa chuột, yến mạch hoặc trà xanh. Các loại thực phẩm giàu beta-carotene, vitamin C và E cũng có thể giúp da phục hồi nhanh chóng.

Top 10 Bí Quyết Phục Hồi Da Cháy Nắng Hiệu Quả 2024

Cần lưu ý

Say nắng, say nóng là những tình trạng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ về các triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh, chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi mối đe dọa này. Hãy luôn ghi nhớ uống đủ nước, mặc quần áo thoáng mát, hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm và có biện pháp làm mát cơ thể khi cần thiết.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

  • 18/11/2024

    6 loại thực phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe tim mạch

    Một số thực phẩm bổ sung có thể giúp tăng cường hiệu quả của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ sức khỏe trái tim.

Xem thêm