Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hậu COVID-19: đừng lo lắng thái quá rồi tự biến mình thành nạn nhân

Đại dịch COVID-19 đã kéo dài hơn 2 năm qua, và đã để lại hậu quả nặng nề về mặt sức khỏe trên toàn cầu. Sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng không chỉ trong thời gian mắc bệnh, mà còn kéo dài sau đó- thời kỳ hậu COVID. Những vấn đề sức khỏe nào bị ảnh hưởng nhiều nhất, cách khắc phục như thế nào ?

Khái niệm về chứng COVID kéo dài – hay Hậu COVID để chỉ ra những vấn đề gặp phải trong khoảng thời gian hồi phục sau mắc COVID-19. Theo định nghĩa của WHO, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán khác [3].

Hậu COVID đang là chủ đề nổi bật trên khắp các phương diện truyền thông, đặc biệt các mạng xã hội. Tuy nhiên cũng có rất nhiều thông tin không chính thống, quá phóng đại về tác hại hậu Covid, tạo ra sự lo lắng thái quá của chính người đọc và phần nào làm tăng thêm những vấn đề về sức khỏe tâm thần – một khía cạnh sức khỏe vốn đã bị ảnh hưởng không hề nhỏ trong suốt thời gian đại dịch.

Những thống kê khoa học về Hậu COVID-19

Đã có nhiều nghiên cứu thống kê về tình trạng gặp phải của Hậu COVID, ở cả trên thế giới và tại Việt Nam. Có sự dao động tùy theo từng vùng và tình trạng bệnh nặng nhẹ.

Theo nghiên cứu của Androula Pavli và các cộng sự [1], tỉ lệ mắc phải hậu COVID hiện nay rơi vào khoảng 10-35%, và tỉ lệ này có thể tăng lên 85% ở những bệnh nhân từng mắc mức độ nặng phải nhập viện. Một số triệu chứng điển hình được báo cáo bao gồm: mệt mỏi (17,5-72%), khó thở (10-40%), các vấn đề tâm thần (26%), đau tức ngực (22%), rối loạn khứu giác (11%). Hầu hết các triệu chứng đều có tiên lượng tốt, và bệnh nhân hồi phục mà không để lại các vấn đề gì về sức khỏe.

Nghiên cứu gộp của Sanaz Shanbehzadeh và các cộng từ 34 nghiên cứu cho thấy các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất là mệt mỏi (từ 28% đến 87%), đau cơ (4,5% đến 36%), đau khớp (6,0% đến 27%), giảm khả năng thể chất và các hoạt động thông thường hàng ngày (15% đến 54%). Các vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp là lo lắng (từ 6,5% đến 63%), trầm cảm (4% đến 31%) và rối loạn căng thẳng (12,1% đến 46,9%).

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ Hậu COVID gặp khoảng 10-20% [3]. Tỉ lệ này tương tự như các nghiên cứu đã đề cập, và con số này không cao như nhiều tài liệu công bố. Bên cạnh đó, các triệu chứng có thể kéo dài 1 vài tuần, sau đó hồi phục và không để lại các hậu quả tiêu cực. Điều này có thể cho thấy, không phải bất cứ ai sau khi mắc COVID-19 cũng đều gặp phải các rối loạn về sức khỏe, khi con số về tỉ lệ mắc phải thấp hơn mong đợi so với những con số được công bố trên nhiều phương diện khác. Khả năng phục hồi chung là hoàn toàn có thể, trong khi các vấn đề sức khỏe kéo dài lâu hơn vẫn cần phải được nghiên cứu sâu hơn nữa.

Sức khỏe tâm thần có ảnh hưởng rất lớn

Sự mệt mỏi về mặt tinh thần là vấn đề được đề cập đến khá nhiều. Theo nghiên cứu của Yan Xie và các cộng sự [4] theo dõi trong vòng 1 năm cho gần 154 nghìn người bệnh sống sót sau 30 ngày bị nhiễm so với nhóm chứng không bị bệnh (khoảng 5,5 triệu người), cho thấy những người mắc COVID-19 có nguy cơ rối loạn lo âu tăng 1,35 lần, rối loạn trầm cảm tăng 1,39 lần, căng thẳng tăng 1,38 lần, sử dụng thuốc chống trầm cảm tăng 1,55 lần và sử dụng benzodiazepin tăng 1,65 lần, dùng giảm đau nhóm opioid tăng 1,76 lần, thuốc rối loạn giấc ngủ tăng 1,4 lần và nhiều rối loạn khác. Một điều đáng nói ở đây là các triệu chứng về tâm thần gia tăng đáng kể, nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 2/3 các dấu hiệu được người bệnh tự khuếch đại lên rằng bản thân đang mắc, trong khi thực sự là không phải như vậy.

Tại Việt Nam, nghiên cứu sơ bộ cho thấy có tới 33% bệnh nhân gặp phải các vấn đề về thần kinh tâm thần hậu COVID. Các vấn đề tâm thần thường gặp nhất trong nhóm này là rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Trẻ em mắc Covid-19 có nguy cơ thấp hơn, chỉ 4%, trong đó thường gặp nhất là mệt mỏi (3%) và kém tập trung (2%). Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên điều này, bên cạnh sự truyền đạt từ những người xung quanh, xu hướng từ người mắc nói chung và truyền thông thông tin. Không thể phủ nhận những tiêu cực tới sức khỏe là có, nhưng những điều này vô hình trung tạo nên những ám thị riêng, ảnh hưởng thêm tới sức khỏe tâm thần của người bệnh.

Lo lắng về hậu COVID đang tăng cao

Bất cứ trạng thái quá mức nào cũng đều không tốt. Quá lo lắng về các biến chứng có thể gặp phải sau thời gian mắc COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện hay làm trầm trọng thêm các triệu chứng như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm,… Thực trạng hiện nay, không ít trường hợp rơi vào tình trạng “chưa khỏi COVID đã mắc Hậu COVID”. Thậm chí vì sợ biến chứng hậu COVID mà có những trường hợp mắc bệnh dù không có bệnh nền, đã tiêm đủ liều vaccine, không triệu chứng vẫn lo lắng đến rối loạn ngủ, luôn đòi hỏi phải được điều trị tại bệnh viện. Nhiều trường hợp gia đình lo sợ con trẻ mình có thể gặp phải các triệu chứng của Hậu COVID nhất là hội chứng MIS-C đã tự tìm các đơn thuốc từ trên mạng rồi tích trữ, cho con uống đủ loại thuốc, thực phẩm chức năng, xông hơi… nhằm điều trị, tăng sức đề kháng.

Thực tế cho thấy, đối với lứa tuổi trẻ nhỏ thường ít có các triệu chứng Hậu COVID hơn so với người trưởng thành. Thậm chí, nhiều trẻ em đi khám vì bố mẹ lo lắng. Các khảo sát cho thấy phần lớn trẻ em khám Hậu COVID đa phần đều không cần chụp chiếu, lấy máu xét nghiệm vì trẻ chỉ mắc ở mức độ rất nhẹ, thời gian mắc ngắn, khám không thấy dấu hiệu bất thường và trẻ vẫn sinh hoạt tốt. Đối với người lớn, đôi khi sự lo lắng thái quá được xác nhận khi đi khám, và sau khi được thăm khám giải thích, nhiều trường hợp cảm thấy bình thường và không cần điều trị gì.

Đừng quá lo lắng để biến mình thành nạn nhân

Rõ ràng không phải tất cả người mắc COVID đều gặp phải Hậu COVID sau này, và thậm chí các vấn đề của Hậu COVID cũng chưa đến mức cảnh báo. Việc tự lo lắng thái quá có thể kéo theo các dấu hiệu vấn đề về tâm thần, ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình hồi phục của bản thân người bệnh sau khi khỏi bệnh.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng điều quan trọng nhất trong thời gian này là duy trì một sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần, thoải mái tư tưởng và trí óc. Tất nhiên, vẫn cần theo dõi các triệu chứng sau khi khỏi bệnh để có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, giữ cho tinh thần thoải mái chính là cách tốt nhất để hồi phục sức khỏe, nhất là sau một khoảng thời gian mắc COVID-19 khó khăn.

Trong thời gian này, hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ protein, bổ sung chất béo lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau xanh cùng bổ sung các vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, duy trì thể lực bằng cách vận động thường xuyên, tập thể dục đều đặn, giữ cho cơ thể hoạt động để tránh mệt mỏi cho bản thân. Nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc với các bài tập thở, thiền và tránh các sản phẩm kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Lời kết

Hậu COVID có thể gây ra những vấn đề với sức khỏe, nhưng chúng thường không để lại hậu quả nghiêm trọng và có thể tự hồi phục. Lời khuyên từ các chuyên gia là không nên quá lo lắng về giai đoạn này, theo dõi sức khỏe bản thân cùng một chế độ dinh dưỡng phù hợp hàng ngày. Tuân thủ hướng dẫn y tế chính thống từ Bộ y tế, Bệnh viện, Viện Y học ứng dụng Việt Nam (https://vienyhocungdung.vn/) để hồi sức khỏe phục tốt và nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo:

  1. Pavli A, Theodoridou M, Maltezou HC. Post-COVID Syndrome: Incidence, Clinical Spectrum, and Challenges for Primary Healthcare Professionals. Arch Med Res. 2021 Aug;52(6):575-581. doi: 10.1016/j.arcmed.2021.03.010. Epub 2021 May 4. PMID: 33962805; PMCID: PMC8093949.
  2. Montenegro, P.; Moral, I.; Puy, A.; Cordero, E.; Chantada, N.; Cuixart, L.; Brotons, C. Prevalence of Post COVID-19 Condition in Primary Care: A Cross Sectional Study. Int. J. Environ. Res. Public Health 202219, 1836. https://doi.org/10.3390/ijerph19031836
  3. https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/coronavirus-disease-(covid-19)-post-covid-19-condition
  4. Xie YXu EAl-Aly ZRisks of mental health outcomes in people with covid-19: cohort study doi:10.1136/bmj-2021-068993

Tham khảo thêm thông tin tại: Các triệu chứng không thường gặp khi mắc COVID-19

Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm