1. Tác dụng của gừng với tim mạch và bệnh cao huyết áp là gì?
Với bệnh tim mạch
Sử dụng gừng có tác dụng làm giảm hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ đau tim, hạ cholesterol, tăng cường lưu thông máu. Trong y học cổ truyền, gừng tươi có thể được kết hợp với một số vị thuốc khác nấu thành món ăn hoặc nước uống hỗ trợ trị bệnh mạch vành.
Với bệnh cao huyết áp
Theo TTƯT. Trần Văn Bản, Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, những trường hợp cao huyết áp có chân lạnh, dương khí kém thì có thể dùng gừng để trị bệnh.
Những trường hợp chân không lạnh, tiêu hóa bình thường thì không nên dùng.
2. Trà gừng làm tăng tác dụng của thuốc tim mạch, huyết áp thế nào?
Với những người mắc bệnh tim mạch hay cao huyết áp, việc sử dụng thuốc điều trị thường xuyên theo đơn của bác sĩ là điều bắt buộc để duy trì mức huyết áp ổn định, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Tuy nhiên, gừng có thể ảnh hưởng đến những loại thuốc này, cụ thể:
Với thuốc chống đông máu
Cảnh báo của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Mỹ cho biết, thuốc chống đông thường được khuyên dùng cho một số người cao huyết áp do có tác dụng giúp giảm khả năng đông máu. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, có thể dẫn đến bệnh tim và đột quỵ, hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Gừng cũng có thể làm giảm đông máu và có thể tương tác với thuốc chống đông máu như warfarin, làm tăng tác dụng của thuốc và có thể gây chảy máu hoặc bầm tím dưới da.
Trà gừng có tác dụng giảm đông máu không nên dùng với thuốc làm loãng máu.
Với thuốc chẹn kênh canxi
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, thuốc chẹn kênh canxi điều trị huyết áp cao bằng cách ức chế canxi đi vào tim và mạch máu. Thuốc làm giãn các mạch máu và giúp giảm sức mạnh bơm máu của tim, làm hạ huyết áp. Một số loại thuốc này bao gồm amlodipine, diltiazem và verapamil.
Tuy nhiên, gừng, trà gừng cũng có thể làm giảm huyết áp theo cách tương tự như thuốc chẹn canxi, do đó, dùng chúng cùng nhau có thể khiến huyết áp của bạn giảm xuống mức thấp nguy hiểm hoặc dẫn đến nhịp tim không đều.
Thuốc chẹn kênh can xi không nên dùng cùng lúc với trà gừng.
Lưu ý:
Người bệnh tim mạch, cao huyết áp nếu muốn dùng gừng hoặc trà gừng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Nếu bác sĩ cho phép, người bệnh nên dùng gừng tươi, sống, vì chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn gừng dạng bột. Ngoài ra, chiết xuất gừng lỏng có nhiều đường, là một trong những thực phẩm nên hạn chế khi bị tăng huyết áp.
Ngoài ra, người bệnh cao huyết áp nên thực hiện các liệu pháp bổ sung khác an toàn hơn cho huyết áp như chế độ ăn ít muối, ít chất béo và carbohydrate tinh chế, tăng cường trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt nạc, sữa ít béo và tập thể dục thường xuyên.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trà gừng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe không ngờ.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.