Giơ chân dưỡng sinh: Cách đơn giản mang lại 6 lợi ích lớn cho sức khỏe
Giơ chân: Động tác dưỡng sinh tốt từ đầu đến chân
Có một bài tập rất đơn giản, dành cho người bận rộn hoặc không đủ điều kiện để đi đến các phòng tập, vì chỉ cần một thao tác đơn giản, nằm ngửa trên giường (không kê gối), co chân lên, gập gối vuông góc, giữ yên từ 5-15 phút vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Đây là động tác thể dục trong trạng thái nghỉ ngơi. Nhưng cơ thể lại nằm trong trạng thái làm việc. Vì vậy, sự nghỉ ngơi này mang lại lợi ích vô cùng lớn.
Theo lý giải, khi nằm thư giãn trên giường trong tư thế này sẽ làm cho máu ở vùng chân di chuyển về tim, từ đó nguồn máu tươi mới sẽ chảy về vùng não. Máu di chuyển đến đâu sẽ làm thư giãn các mạch máu. Việc này rất tốt cho người già, bệnh nhân cao huyết áp.
Khi giơ chân trong một khoảng thời gian dài hơn so với bình thường, máu tiếp tục chảy ngược vào phổi, tim, cung cấp đầy đủ oxy giúp tĩnh mạch lưu thông thuận lợi hơn, mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch.
Bàn chân và vùng bắp chân hàng ngày đều ở trong trạng thái thấp hơn cơ thể, chịu nhiều lực nặng, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, quá tải. Khi giơ chân lên cao giúp chân thư giãn, máu được di chuyển qua lại làm cho toàn bộ cẳng chân được thả lỏng, nhẹ nhõm và nghỉ ngơi thật sự.
Lưu ý, trước và sau khi nằm giơ chân, bạn nên uống khoảng 300ml nước ấm để điều hòa nhịp tim và khí huyết, giúp trí não thư giãn, hít thở tự nhiên, giữ hơi thở nhẹ, không nín thở. Dựa vào lực ở vùng eo và vùng đan điền sẽ giúp cho cơ thể đào thải chất độc trong hệ tiêu hóa ra ngoài.
Mỗi đêm trước khi đi ngủ để dành 15 phút thực hiện bài tập này, tuân thủ tối thiểu trong hai hoặc ba tháng, có thể cải thiện thể chất, tăng gấp đôi năng lượng cơ thể, giải phóng sự khó chịu về thể chất, có tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả thấy rõ.
1. Giải độc, cải thiện làn da
Giơ chân sẽ làm tăng sự trao đổi chất, máu sẽ nhanh chóng chảy vào gan, thận, vùng thắt lưng, tạo ra phản ứng đào thải axit rất mạnh. Độc tố từ tuyến yên tiết ra, kích thích khả năng tăng cường giải độc.
Khi giơ chân, máu trong cơ thể sẽ chảy tăng tốc hơn, nhiệt độ cơ thể tăng lên, sau đó mồ hôi sẽ chảy ra, các lỗ chân lông mở rộng, các chất độc hại bên trong sẽ được thải ra khỏi da làm cho làn da thay đổi dần và trở nên trẻ hơn sau mỗi lần tập.
2. Ngăn ngừa táo bón, tăng cường chức năng tiêu hóa
Khi giơ chân, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi tích cực, đường ruột vận động một cách tự nhiên, từ đó có thể ngăn ngừa táo bón, tăng cường chức năng tiêu hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh về gan và ruột.
3. Hạ huyết áp, hạ đường huyết
Người xưa có câu nói nổi tiếng, dưỡng khỏe tì vị là dưỡng sinh, kéo dài tuổi thọ. Khi giơ cao chân, cơ thể sẽ đổ mồ hôi, cũng là một cách đốt năng lượng, thải axit và mỡ thừa bên trong cơ thể, từ đó đào thải các độc tố ra ngoài, mang lại tác dụng phòng ngừa bệnh mỡ máu.
Đông y cho rằng, lá lách có mối quan hệ trực tiếp với tứ chi, khi giơ chân cao sẽ làm cho lá lách hoạt động mạnh hơn, từ đó làm ổn định lượng đường, cải thiện chức năng của tì vị. Tính cách của con người cũng nhờ đó mà ổn định, cân bằng, bình tĩnh.
Bạn không phải chờ quá lâu mới cảm nhận được tác dụng của động tác này. Đông y quan niệm, giơ chân trước khi ngủ, bạn sẽ "thẳng giấc" đến khi trời sáng. Bởi ngay từ khi bạn giơ chân, áp lực trong não sẽ giảm xuống nhanh chóng, xua tan sự căng thẳng, lo lắng, làm cho khí trong não đẩy nhanh ra ngoài, cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh chóng.
5. Giảm bớt gánh nặng cho phổi
Trong quá trình giơ chân, vùng đan điền cũng được tập luyện, làm cho phổi được cung cấp rất nhiều không khí, lượng oxy tươi mới sẽ được bổ sung nhiều hơn, từ đó làm giảm gánh nặng cho phổi, tăng cường chức năng phổi. Thường xuyên giơ chân thì sẽ rất dễ dàng cảm nhận được hiệu quả.
6. Bảo vệ cột sống, ngăn ngừa thoái hóa khớp
Khi giơ cao đầu gối, vùng sống lưng sẽ được nằm trong trạng thái bằng phẳng, duy trì sự ổn định, cơ bắp toàn thân được đàn hồi linh hoạt, khí huyết lưu thông thuận lợi, các khớp đều được bảo trì, tăng sản xuất tủy xương, mang lại tác dụng hồi phục thần kinh vùng cột sống và xương chậu.
Đây cũng là cách chăm sóc khung xương, phòng ngừa lão hóa xương khớp, đặc biệt là vùng đầu gối.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.