Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giải mã lời nguyền xác ướp Ai Cập

Đứng trên góc độ y khoa, xác ướp Ai Cập cổ đại, đặc biệt là xác Vua Tut (King Tutankhamun) chứa nhiều huyền bí, ma mị.

Mới đây các nhà khoa học đã giải mã được những điều bí ẩn này. Sự kiện Howard Carter phát hiện ra lăng mộ Tutankhamun năm 1922 gần như còn nguyên vẹn sau hơn 3.000 năm tại Thung lũng các vị Vua đã dấy lên cơn chấn động toàn thế giới. Nó đã khơi dậy sự quan tâm của công chúng đối với nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Đến nay còn nhiều bí ẩn liên quan đến xác ướp Vua Tut như tại sao người ta lại đeo mặt nạ vàng cho ông, hay chó bỗng dưng hú vang đúng thời điểm ông qua đời hoặc hiện tượng rắn hổ mang trả thù những con chim màu vàng nhỏ...

giai-ma-loi-nguyen-xac-uop-ai-cap-1

Người Ai Cập cổ đại không có khái niệm lời nguyền xác ướp.

Giả thiết 1: Người Ai Cập cổ đại không có khái niệm lời nguyền xác ướp?

Sự thật: Rất nhiều người cho rằng lời nguyền xác ướp là một phần của thần thoại Ai Cập cổ đại, rằng lời nguyền ra đời là để ngăn ngừa nạn đào bới mộ để tìm báu vật. Nhưng trong thời đại của Vua Tutankhamun thì không có khái niệm nào liên quan đến "lời nguyền". Chỉ có khoảng 1% dân số Ai Cập thời kỳ đó có thể đọc được chữ tượng hình, và cũng không ai được dạy cách đào mộ lấy của cải. Tạp chí National Geographic đã trích dẫn nghiên cứu của nhà Ai Cập học Dominic Montserrat cho biết, rất có thể những người xây dựng lăng mộ cho các vua chúa đã tuyên truyền lời nguyền này, nhưng lại không có bằng chứng. "Không có nguồn gốc cho thấy người Ai Cập cổ đại có khái niệm lời nguyền xác ướp", Montserrat khẳng định.

Tuy nhiên, nghiên cứu sâu về lịch sử Ai Cập, người ta đã phát hiện thấy dường như có một hoặc hai ngôi mộ có sự trừng phạt của thần thánh đối vối những kẻ cướp mộ. Các ngôi mộ xây theo kiểu mastaba đời đầu (Mastaba hay Ngôi nhà vĩnh hằng), loại mộ cổ có hình chóp cụt, được xây bằng gạch bùn lấy từ sông Nin. Những ngôi mộ kiểu này là nơi chôn cất những nhân vật hoàng gia và các quý tộc từ thời kỳ Sơ triều đại đến thời kỳ Cổ Vương quốc, có niên đại trước vua Tut tới 15 triều đại được xem là những lời nguyền chết chóc. Tuy nhiên, thực sự nó không nguy hiểm như đồn thổi bởi phần lớn được những người hiện đại phát hiện ra một cách ngẫu nhiên.

Giả thiết 2: Có bao nhiêu người trở thành nạn nhân của lời nguyền xác ướp?

Sự thật: Theo Học viện nghiên cứu kiêm bảo tàng Smithsonian của Mỹ, đến nay đã có 11 người được coi là nạn nhân của lời nguyền, nhưng hầu hết không phải những cái chết bí ẩn, ngoại trừ bá tước người Anh Lord Carnarvon, người đầu tiên và nổi tiếng nhất liên quan đến mộ cổ và xác ướp Ai Cập. Theo Smithsonian, Carnarvon, nhà tài phiệt giàu có, tài trợ cho cuộc thám hiểm của Howard Carter đã bị muỗi cắn sau đó bị nhiễm trùng. Muỗi cắn thực sự không phải là nguyên nhân dẫn đến tử vong nhưng người ta đồn rằng nó là một phần của lời nguyền, dẫn đến nhiễm trùng máu. Thời gian Carnarvon qua đời cũng đáng suy ngẫm, tử vong xảy ra chỉ hai tháng sau khi hầm mộ của Vua Tut được mở ra.

giai-ma-loi-nguyen-xac-uop-ai-cap-2

Quan tài của Vua Tut được mở ra năm 1922.

Cũng theo Smithsonian, thực tế thì sức khỏe bá tước Carnarvon đã suy giảm hơn 20 năm. Cái chết của Carnarvon không phải là trường hợp duy nhất liên quan đến ngôi mộ mà trong buổi khai mạc mở hầm mộ có tới 58 người đã có mặt, 50 người vẫn còn sống sau 12 năm.

giai-ma-loi-nguyen-xac-uop-ai-cap-3

Lord Carnarvon.

Giả thiết 3: Hầm mộ chứa đầy chất độc?

Sự thật: Theo Smithsonian, ngoài những gì hư cấu người ta còn đồn rằng trong các mộ cổ Ai Cập còn có chứa chất độc. Rằng, pharaoh bị phong ấn trong mộ, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh được giữ kín bên trong, và sau hàng ngàn năm sẽ giải phóng độc tố nếu ai đó xâm phạm vào bên trong.

Theo National Geographic, các phòng thí nghiệm đã tìm thấy các loại nấm mốc đang phát triển trên các xác ướp Ai Cập và trong các bức tường hầm mộ, kể cả tác nhân có thể gây chảy máu và gây nhiễm trùng phổi. Điều này có thể giải thích cho trường hợp tử vong của George Jay Gould (người Pháp)  người đã chết vì viêm phổi ngay sau khi thâm nhập vào ngôi mộ. Nhưng hầu hết các "nạn nhân" khác lại không chết do vi khuẩn mà do ung thư, bị giết hại, tự sát, hoặc bị rơi xuống nên việc hầm mộ có chứa chất độc chỉ là lời đồn không có căn cứ. Ví dụ như trung sĩ Richard Adamson, người bảo vệ phòng chôn cất của Vua Tut trong 7 năm và sau đó tiếp tục sống thêm 53 năm nữa. Trang tin Skeptoid nhấn mạnh, nếu trong ngôi mộ có độc tố thì có thể là do chính xác ướp từng mắc bệnh trước khi qua đời để lại, nên đến nay đã có hàng triệu người đến thăm các ngôi mộ cổ mà không ai bị phơi nhiễm độc tố từ xác ướp gây ra.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 giới hạn tuyệt vời mà con người có thể đạt được

Ngọc Anh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm