7 giới hạn tuyệt vời mà con người có thể đạt được
Mỗi chúng ta đều được lập trình để phát triển mạnh mẽ hơn, nhanh hơn và thông minh hơn. Những kỷ lục thế giới liên tiếp được lập nên trong vài thập kỷ qua. Vậy đâu là ranh giới của những giới hạn đó? Dưới đây là một số thông tin mà các nhà khoa học đã cung cấp cho chúng ta để biết thêm về các giới hạn tuyệt vời của con người.
Những vận động viên cử tạ khỏe nhất thế giới có thể nâng một mức tạ tới 450kg. Tuy nhiên như Todd Schroeder-một nhà sinh vật học cho biết chúng ta hoàn toàn có thể vượt ra ngoài giới hạn đó. Bộ não con người hạn chế số lượng các sợi cơ kích hoạt ở bất kỳ thời điểm nào nhằm giúp chúng ta khỏi bị tổn thương. Hãy kích hoạt mức an toàn đó và chúng ta có thể tạo ra nhiều sức lực hơn. Các chuyên gia cho biết, một quá trình đào tạo tối ưu cả về thể chất và tinh thần có thể giúp một vận động viên khai thác được hơn 20% mức năng lượng mà họ nghĩ rằng đó là giới hạn của bản thân. Diễn viên Hafþór Júlíus Björnsson (người hiện đang giữ danh hiệu người đàn ông mạnh nhât thế giới) gần đây đã lập kỷ lục thế giới mới ở mức 472kg.
Năm 1930, Robert Pershing Wadlow đã đạt được kỷ lục thế giới về chiều cao nguyên nhân do tuyến yên hoạt động quá mức. Tầm vóc của anh ta đã gây căng thẳng lên hệ tuần hoàn (không thể cảm nhận được chân của mình) và đặt áp lực lên xương (đeo niềng răng khi đi). Dựa trên những hạn chế về mặt vật lý này, các chuyên gia đã ước tính rằng mặc dù con người ta sẽ cao hơn do dinh dưỡng tốt hơn nhưng cuối cùng cũng chỉ đạt được ở mức 2m. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng với người cao trên 1,5m, cứ tăng thêm 2,5cm sẽ giảm 1,3 năm tuổi thọ. Thực tế vẫn có nhiều quan điểm phản đối ý kiến này.
Nếu một tỷ tế bào thần kinh của chúng ta chỉ chứa một bộ nhớ, bộ não bạn sẽ có cấu trúc tương tự một ổ đĩa và có thể chỉ có vài gigabyte dung lượng lưu trữ. Tuy nhiên mỗi tế bào thần kinh thực sự hình thành khoảng 1.000 kết nối với các tế bào thần kinh khác, mở rộng theo cấp số nhân dung lượng lưu trữ của não lên khoảng một triệu gigabyte. Điểm mấu chốt ở đây không phải là vấn đề lưu trữ mà là khả năng ghi lại và lấy dữ liệu của não bộ chúng ta.
Sau khi vận động viên chạy đua Olympic Usain Bolt phá vỡ kỷ lục thế giới 100 mét tại Thế vận hội 2008, một nhà sinh học tại Đại học Stanford đã đặt ra câu hỏi: liệu tia chớp có nhanh như khả năng chạy của con người hay không? Bằng việc ghi chép và lập bản đồ 100 mét chạy từ trước những năm 1920 trở lại, một nhà nghiên cứu đã dự đoán con người sẽ đạt và duy trì mức 9,48 giây hoặc nhanh hơn 0,1 giây so với tốc độ chớp gần nhất được ghi nhận.
Chúng ta không nói về lượng bạn bè trên facebook mà chỉ những người thật sự chúng ta quen biết để dựa vào. Với tiêu chí đó, các nhà khoa học cho rằng 150 là mức tối đa. Một nghiên cứu được thực hiện tại một nhóm các bộ tộc, và kết quả trung bình tìm được là 148 người.
Năm 1964, một thanh niên 17 tuổi tên là Randy Gardner đã tiến hành một nỗ lực để phá kỷ lục thế giới đó là thức liên tục 11 ngày không ngủ dưới sự giám sát của bác sỹ. Và anh đã thành công với mục tiêu của mình. Gardner vẫn sáng suốt mặc dù có cảm thấy khó chịu. Kể từ đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chuột không nhắm mắt sẽ chết trong vòng 30 ngày. Một căn bệnh hiếm gặp gọi là chứng mất ngủ gia đình khiến mọi người không ngủ gật sẽ gây tử vong trong vòng vài tháng đến vài năm.
Tất nhiên, kỳ tích này dễ thực hiện hơn nếu bạn béo phì. Đó là trường hợp của một bệnh nhân 27 tuổi tại Scotland, người nặng đến 206kg khi bắt đầu tham gia nghiên cứu. Với chế độ ăn uống hoàn toàn không chứa canxi như men và vitamin tổng hợp, ông đã giảm xuống còn 82kg khi nghiên cứu kết thúc sau 1 năm. Một lời khuyên cho chúng ta là: Đừng thử kỳ tích này ở nhà, nó không hề an toàn.
Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Bí mật của quá trình chuyển hóa trong cơ thể
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.