Vì sự tiện dụng và tiết kiệm chi phí, chúng ta không biết là đang sử dụng một thứ để gói thực phẩm mà có thể khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn và nhiễm độc chì.
Tại Ấn Độ, tình trạng sử dụng giấy báo để gói thực phẩm rất phổ biến, đặc biệt thường thấy ở những quán hàng rong bên đường. Một mặt là vì tiện lợi và cũng là vì lợi nhuận, bởi người bán hàng tiết kiệm được một khoản tiền mua các loại hộp đựng an toàn hơn.
Thế nhưng, mới đây Cơ quan Tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm của Ấn Độ (FSSAI) đã lên tiếng cảnh báo rằng những chất gây ung thư và vi khuẩn tồn tại trên các tờ báo đang dần dần độc đầu người dân địa phương.
'Hành vi gói thực phẩm trong các tờ báo không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt độc hại nếu thực phẩm đó đã được nấu chín', FSSAI phát lời cảnh báo.
Theo đó, thực phẩm có thể bị dính mực in báo vốn rất nguy hiểm với sức khỏe con người, bởi mực in chứa rất nhiều chất có hoạt tính sinh học.
Giấy in sử dụng mực in có hàm lượng muối chì cao, dễ hòa tan vào trong dung môi nước hay chất béo (dầu, mỡ) trong quá trình gói thực phẩm.
FSSAI nhấn mạnh, ngoài tác nhân hóa học, sự hiện diện của nhiều loại vi sinh vật gây bệnh trong các tờ báo cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.
Cơ quan này còn cảnh báo rằng người già, thanh thiếu niên, trẻ em và những người bị mắc các bệnh liên quan đến nội tạng hoặc hệ miễn dịch sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ mắc ung thư cao nếu họ thường xuyên ăn các thực phẩm được đóng gói trong báo giấy.
FSSAI đã chỉ đạo các bộ phận an toàn thực phẩm ở các bang và vùng lãnh thổ thực hiện các chiến dịch tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về việc không nên sử dụng báo giấy để đóng gói, đựng hoặc bảo quản thực phẩm.
Một số nghiên cứu ở Trung Quốc và Đài Loan cho biết ngoài chứa các nguyên tố kim loại nặng như chì, thép crôm, cát-mi-um, thủy ngân, mực in có loại chất độc gọi là PCBs (Polychlorinated Biphenyls) cùng những chất dung môi hữu cơ độc hại như ethanol, isopropanol, toluen...
Mặc dù khi được làm khô, các độc tố này sẽ giảm bớt khả năng gây hại nhưng dư lượng còn sót lại vẫn tiềm ẩn nguy hiểm với sức khỏe người tiêu dùng.
Đặc biệt loại mực dùng để in giấy báo cần phải có độ bám dính cao, trong đó nó có thành phần chì rất nặng.
Do chì không có khả năng hòa tan trong nước cũng như không bị oxy hóa, nên một khi đã vào cơ thể, chất này sẽ được các tổ chức như mỡ, não, gan... hấp thu và tồn trữ lại, rất khó bị thải ra ngoài.
Theo các nhà nghiên cứu, cứ 1kg giấy sách báo chứa 0,1 - 1mg chất độc của chì. Và người đó bị nhiễm chì nếu cơ thể chứa khoảng 0,5 - 2m.
Lúc đó, biểu hiện nhiễm độc là phù mi mắt, ra mồ hôi bàn tay, buồn nôn hoặc nôn...
Khi gặp nhiệt độ cao từ những thực phẩm nóng, chì còn nguy hiểm hơn nữa. Nhiễm độc chì có thể gây biến đổi gen của tế bào, tác động đến quá trình di truyền của cơ thể.
Chì còn gây độc đối với hệ thần kinh, với các cơ quan nội tạng như gan, thận, não, máu...
Nhìn các món ăn được gói bằng giấy báo có vẻ sạch sẽ nhưng ít ai biết nguy cơ nhiễm khuẩn từ các tờ giấy này.
Hành trình di chuyển của những tờ giấy báo là đi từ nhà máy sản xuất đến các sạp hàng bán báo, qua tay người đọc, rồi đến các nhà thu mua phế liệu, đồng nát sau đó mới đến tay của những người bán hàng.
Hơn nữa, tờ báo người ta thường sử dụng kê đồ ăn đa số là báo cũ, là nơi có nhiều vi khuẩn nguy hiểm.
Thông thường, tính thấm hút của báo khá mạnh nên vi khuẩn dễ lưu lại trên bề mặt tờ báo. Người xem tờ báo càng nhiều thì vi khuẩn bám vào bề mặt tờ báo càng nhiều.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, giấy in chữ được bán cân, rẻ tiền nên được người dân sử dụng phổ biến, nhưng loại giấy này không thuộc nhóm giấy sử dụng để bao gói thực phẩm.
Giấy màu đã in rồi, dù là tờ quảng cáo, sách vở, tờ lịch.... đều được sử dụng mực in có hàm lượng muối chì cao, dễ hòa tan vào trong dung môi nước hay chất béo (dầu, mỡ) trong quá trình gói thực phẩm (mực in sẽ hòa tan trong thực phẩm).
Sử dụng thức ăn chín được bao gói bằng loại giấy này, vô hình trung người tiêu dùng tự 'rước' chất độc (chì) vào cơ thể.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo không chỉ giấy in, giấy báo có chữ, mà ngay cả giấy trắng được sử dụng để bao gói thực phẩm cũng gây nguy hiểm cho người dùng.
Thời xưa, ông cha ta thường sử dụng một số loại lá cây trồng có sẵn để bao gói thực phẩm. Và ngày nay, các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo đây được xem là cách vừa an toàn vừa thân thiện với môi trường nhất.
Lá chuối, lá dong, lá dừa, lá sen... có chứa nhóm nhân phenol gây ức chế vi khuẩn và rất dễ bị phân hủy trong đất.
Các loại lá này rất sạch, có mùi thơm đặc trưng, mềm, mịn, bề mặt trơn nên ít bám bụi và không giữ nước, do đó, chỉ cần rửa qua, lau sạch là có thể dùng để bao gói thực phẩm, rất an toàn.
Nên phơi nắng lá cho héo thì khi gói ít để không khí lọt qua khi gói chả, nem, bánh...
Dị ứng thời tiết khi vào thu là vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các nguyên nhân chính, triệu chứng điển hình và đề xuất biện pháp phòng tránh dị ứng thời tiết khi vào mùa thu.
Không đến các sơ sở y tế, không được bác sĩ kê đơn, nhiều phụ huynh tự ý mua thuốc và điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ tại nhà . Việc làm này khiến bệnh tình của trẻ không được cải thiện mà còn kéo theo một số biến chứng nguy hiểm
Do đặc thù công việc, nhiều người buộc phải luân phiên làm ca đêm. Tuy nhiên, làm việc vào ban đêm dẫn đến sự mất cân bằng nhịp sinh học tự nhiên, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch
Vitamin D rất quan trọng với nhiều chức năng ở trẻ nhỏ, như chức năng xương khớp, chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, bổ sung vitamin D đúng cách như thế nào thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết
Nhiều chị em lo ngại về quầng thâm và bọng mắt ở vùng da dưới mắt, tuy nhiên, mi mắt mới là vùng da có nguy cơ lão hóa đầu tiên trên gương mặt.
Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ngày Sức khỏe Tâm thần – 10/10 hàng năm là một dịp để chúng ta nhìn lại và suy ngẫm về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Trong xã hội hiện đại khi những áp lực và thách thức ngày càng gia tăng, việc duy trì một tinh thần khỏe mạnh không chỉ đơn thuần là tránh xa bệnh tật mà còn là xây dựng một nền tảng vững chắc cho một cuộc sống viên mãn và hạnh phúc.
Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.