Hôm nay bài viết sẽ ưu tiên cho các chị em đã có 1-2 con và muốn tìm một phương pháp ngừa thai không phải nhớ sử dụng mỗi ngày. Thông thường nhất là cấy que và đặt vòng. Bài hôm nay sẽ nói về cấy que. Có nhiều dạng que cấy, bài viết này cụ thể trao đổi về loại đang hay được sử dụng hiện nay: loại chỉ có 1 thanh nhựa.
Hình minh họa - Nguồn internet
Que cấy ngừa thai là một thanh nhựa nhỏ có chứa nội tiết tố được cấy dưới da cánh tay. Nội tiết tố này có tác dụng ức chế rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung và làm cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại, ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng. Khi cấy que ngừa thai, Bác sĩ sẽ gây tê mặt trong cánh tay không thuận của bạn (thường là tay trái), sau đó dùng một dụng cụ chuyên biệt để luồn que cấy dưới da. Thủ thuật khá nhẹ nhàng và nhanh chóng. Bạn sẽ cảm nhận que cấy giống như một cây tăm ở dưới da. Khi tháo bỏ thì Bác sĩ cũng sẽ gây tê rồi dùng dụng cụ gắp ra nhẹ nhàng.
QUE CẤY NGỪA THAI CÓ KHÁ NHIỀU ƯU ĐIỂM
Hiệu quả cao thuộc hàng “top” trong các biện pháp ngừa thai, trên 99%.Tác dụng lâu dài 3 năm. Khi nào muốn có con trở lại bạn chỉ việc tháo bỏ que cấy ra. 90% phụ nữ sẽ rụng trứng 3-4 tuần sau tháo que. Cấy dưới cánh tay khá nhẹ nhàng, kín đáo, người ngoài khó nhận ra được. Thích hợp cho những bạn hay “nhớ nhớ quên quên” mà việc nhớ uống thuốc ngừa thai mỗi ngày là một khó khăn lớn. Thích hợp với những bạn không dùng được thuốc vỉ ngừa thai có chứa estrogen: đang cho con bú, tăng huyết áp, hút thuốc lá, tiểu đường, trên 40 tuổi… Không lo các biến chứng của đặt vòng ngừa thai trong lòng tử cung như viêm nhiễm vùng sinh dục, vòng tuột thấp làm có thai ngoài ý muốn, không ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng. Có thể làm cho bạn giảm lượng máu kinh và đau bụng kinh.
TUY NHIÊN QUE CẤY CŨNG CÓ MỘT SỐ NHƯỢC ĐIỂM
Giá thành cao hơn đăt vòng TCu. Một số tai biến khi cấy que: tụ máu, nhiễm trùng chỗ cấy, dị ứng, que cấy dịch chuyển (thường dưới 2cm). Các tai biến này có tỷ lệ khá thấp chỉ từ 0,2-1%. Bạn nên báo ngay với bác sĩ nếu bạn không sờ thấy que cấy hoặc que cấy bị cong, da vùng cấy bị tấy sưng đỏ hay có bất cứ gì lạ. Hiện nay có nhiều bài báo viết về việc que cấy dịch chuyển “đi dạo” lên tim phổi hay vị trí khác trong cơ thể. Điều này là có xảy ra nhưng bạn nên biết rằng đây là những ca cực kỳ hiếm, chỉ có vài trường hợp được báo cáo trên y văn.
Một số tác dụng phụ sau khi cấy que:
Một số thay đổi thường trong những tháng đầu sau cấy : Nhức đầu (16%), nổi mụn (12%), tăng cân (12%), căng vú (10%), thay đổi tính khí (6%). Thay đổi kinh nguyệt: đa phần các bạn sẽ có chu kỳ kinh ít đi và có khi là không có kinh. Điều này do tác dụng của thuốc nội tiết, không phải là bệnh. Khi tháo que cấy ra thì kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại bình thường. Thật ra thì không có kinh thì bạn đỡ mất máu hoặc nói vui là ít sử dụng băng vệ sinh, giảm tác hại cho môi trường nhưng nếu bạn cảm thấy lo lắng về vấn đề này thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. Ngược lại cũng có một số ít bạn kinh nguyệt nhiều lên, rong kinh. Thường không ào ạt mà rỉ rả mỗi ngày một ít. Bác sĩ có thể cho bạn một số thuốc để hỗ trợ nhưng nếu tình trạng không cải thiện thì bạn có thể cân nhắc lấy que ra. Không ngừa được bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, Herpes, viêm gan B. Nếu muốn bạn phải dùng thêm bao cao su.
KHI NÀO BẠN CÓ THỂ CẤY QUE
Bạn có thể cấy que bất cứ lúc nào miễn là bạn chắc chắn mình không mang thai. Thường là cấy trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh (tức là 5 ngày đầu kể từ ngày ra kinh đầu tiên) hoặc trong vòng 5 ngày đầu sau sẩy thai, trong vòng 21 ngày ngay sau sinh. Nếu đúng những thời điểm này thì bạn không cần dùng gì thêm. Tuy nhiên nếu không đúng thì bạn phải dùng thêm bao cao su hỗ trợ nếu có quan hệ trong vòng 7 ngày sau cấy.
MỘT SỐ BẠN KHÔNG NÊN CẤY QUE
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Một số điều cần biết khi sử dụng thuốc tránh thai
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?