Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị bệnh viêm ruột mãn tính ở trẻ em

Bệnh Crohn là một bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm mãn tính của đường ruột. Nó có thể gây ra những vết viêm loét ở bất cứ nơi nào trong ống tiêu hóa từ miệng đến hậu môn, nhưng đa phần chủ yếu tập trung ở ruột non và ruột già.

Điều trị bệnh viêm ruột mãn tính ở trẻ em

Bệnh Crohn hay còn gọi là bệnh viêm ruột mãn tính là một bệnh lý gây sưng lớp niêm mạc trong của ống tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Các triệu chứng của viêm ruột bao gồm:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy nặng
  • Xuất huyết trực tràng
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Mất vị giác

Căn bệnh này còn có thể gây chậm tăng trưởng và yếu xương ở trẻ lứa tuổi dậy thì.

Điều trị bệnh Crohn ở trẻ em

Đối với những trẻ mắc bệnh Crohn, mục tiêu điều trị hàng đầu là lựa chọn những liệu pháp giúp giảm nhẹ các triệu chứng mà ít gây ra các tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe. Một số loại thuốc có thể đặc biệt nguy hiểm khi sử dụng cho trẻ em, ví dụ như infliximab (Remicade) thường dùng cho người lớn.

Infliximab khá hiệu quả khi điều trị bệnh ở người lớn, nhưng nó có thể gây ra một dạng ung thư hiếm gặp của tế bào bạch cầu (hepatosplenic T-cell lymphoma) ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ cũng đang sử dụng thuốc điều trị bệnh Crohn khác. Tuy nhiên, Remicade gần đây đã được FDA chấp thuận để điều trị cho những trẻ mắc bệnh Crohn mức độ trung bình tới nặng mà không đáp ứng với các phương pháp khác. Trong trường hợp này, bác sỹ sẽ là người giúp bạn đánh giá những lợi ích và nguy cơ của các phương pháp điều trị.

Hãy trao đổi với bác sỹ để lựa chọn được liệu pháp điều trị tốt nhất cho trẻ. Đôi khi việc phẫu thuật là cần thiết khi các phương pháp khác thất bại trong việc kiểm soát các triệu chứng ở trẻ.

Các loại thuốc điều trị

Aminosalicylate

Một trong những nhóm thuốc được sử dụng khá phổ biến để điều trị bệnh Crohn ở trẻ em đó là aminosalicylate (5-ASA) với tác dụng giảm viêm trong đường tiêu hóa. Do viêm là một nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng của bệnh Crohn nên aminosalicylate có thể giúp phòng các đợt bùng phát của bệnh.

Tuy nhiên, các tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này bao gồm đau đầu, đau bụng và đầy hơi. Trong một số ít trường hợp, trẻ điều trị bằng aminosalicylate còn bị rụng tóc và phát ban ngoài da. Các thuốc nhóm này cũng làm tăng nguy cơ sưng phù tại tim, phổi và tụy.

Kháng sinh

Các kháng sinh hay được sử dụng để điều trị bệnh Crohn bao gồm metronidazol và ciprofloxacin được kê với liều thấp cho trẻ em. Cơ chế hoạt động của những thuốc này là giảm nhẹ viêm nhiễm đường tiêu hóa, giảm thiểu sự tái phát của các triệu chứng. Mỗi kháng sinh đều mang những tác dụng phụ riêng. Metronidazol có thể gây buồn nôn, nôn và mất vị giác. Nếu sử dụng trong một thời gian dài, thuốc này còn có thể gây cảm giác ngứa ran ở khắp bàn tay, bàn chân. Ciprofloxacin có thể gây đau đầu, phát ban và tiêu chảy, trong số ít trường hợp nó có thể gây viêm gân và đứt gân.

Nhóm steroid

Một số thuốc thuộc nhóm corticosteroid có thể được kê cho những trẻ mắc bệnh Crohn.

Đây là những thuốc gây rất nhiều tác dụng không mong muốn, do vậy chúng hiếm khi là sự lựa chọn để điều trị lâu dài cho trẻ. Các corticosteroid có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

  • Mụn nhọt
  • Sưng phù mặt
  • Tăng cân
  • Lông tóc phát triển mạnh
  • Thay đổi tâm trạng
  • Thay đổi tính tình
  • Huyết áp cao

Những tác dụng phụ này thường biến mất khi bác sỹ hạ thấp liều sử dụng hoặc dừng kê corticosteroid.

Thuốc ức chế miễn dịch

Các thuốc ức chế miễn dịch như azathioprine hay 6-mercaptopurine có thể được sử dụng để giúp giảm liều hay thay thế cho các corticosteroid. Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này:

  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Phát ban
  • Viêm gan, viêm tụy
  • Giảm bạch cầu và tiểu cầu

Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch  còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh u lympho.

Điều trị bệnh Crohn ở trẻ em thông qua chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn

Nếu bạn lo ngại về các tác dụng không mong muốn của các loại thuốc, việc kiểm soát các triệu chứng bệnh ở trẻ thông qua dinh dưỡng và chế độ ăn có lẽ là lựa chọn tốt nhất. Để giúp phòng các đợt bùng phát của bệnh, bạn nên tránh cho trẻ ăn một số loại thực phẩm có thể làm khởi phát các triệu chứng như thức ăn cay nóng, các loại đậu và một số sản phẩm bơ sữa.

Mặc dù trong nhiều trường hợp trẻ vẫn cần phải điều trị bằng thuốc nhưng việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng vẫn có thể giúp giảm các triệu chứng. Hãy đảm bảo trẻ cung cấp đủ protein từ thịt nạc, trái cây và rau xanh. Việc bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như sốt táo, việt quất và bột yến mạch cũng rất cần thiết. Trẻ cũng cần bổ sung thêm canxi nếu bị yếu xương. Ngoài ra, các bác sỹ cũng khuyến cáo nên bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất khác.

Dinh dưỡng qua đường ruột hoàn toàn

Một số gia đình có trẻ mắc bệnh Crohn đã áp dụng thành công phương pháp dinh dưỡng qua đường ruột hoàn toàn (Exclusive enteral nutrition - EEN) bao gồm các sản phẩm bào chế dưới dạng lỏng đặc biệt để đưa vào đường tiêu hóa, giúp giảm hiện tượng viêm. Nhiều trẻ cảm thấy khó chịu khi sử dụng các sản phẩm này, do vậy chúng thường được đưa vào cơ thể qua các ống thông luồn qua mũi, dạ dày hoặc hiếm hơn, qua tĩnh mạch.

Mặc dù đây là biện pháp khá an toàn trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh Crohn nhưng nó cũng tốn nhiều thời gian và bất tiện khi sử dụng. Do vậy, hãy trao đổi với bác sỹ để quyết định xem có nên cho trẻ sử dụng EEN hay không.

Triển vọng điều trị đối với bệnh Crohn ở trẻ em

Do Crohn là một bệnh mãn tính không có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn nên điều quan trọng là phải tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sỹ. Trẻ có thể xuất hiện những đợt bệnh bùng phát và thuyên giảm xen kẽ nhau và khó dự đoán trước được. Tuy nhiên, nếu hợp tác tốt với bác sỹ, cha mẹ có thể tìm ra một kế hoạch điều trị hợp lý giúp kiểm soát tốt các triệu chứng và giảm các tác dụng không mong muốn. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những loại vitamin cần thiết cho người bệnh Crohn

PGs.Ts.Bs.Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

  • 12/01/2025

    Bảo vệ và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

    Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.

  • 11/01/2025

    Dị ứng mùa đông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

    Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé

  • 10/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 10/01/2025

    6 nhóm người nên ăn thịt bò

    Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.

  • 10/01/2025

    Cảm thấy chóng mặt vì cúm? Đây là những điều bạn nên biết

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.

Xem thêm