Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị bệnh trĩ trong và sau khi mang thai

Bệnh trĩ khá phổ biến và nhiều phụ nữ mắc bệnh trĩ trong và sau thai kỳ. Trĩ thường gặp đặc biệt là khi mang thai 3 tháng cuối, khi tử cung mở rộng và gây áp lực lên tĩnh mạch.

Bị trĩ khi mang thai có thể gây ngứa, đau, hoặc chảy máu trong hoặc sau khi đại tiện, gây nhiều khó chịu cho thai phụ. Tuy nhiên, bị trĩ khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như nhiều mẹ bầu lo lắng. Trong quá trình chuyển dạ, có thể lực đẩy sẽ tác động và làm tình trạng bệnh trĩ nặng hơn, tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất sau khi sinh.

Một số phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai lần đầu tiên. Nếu đã từng mắc bệnh trĩ trước đó, có nhiều khả năng thai phụ sẽ bị lại hoặc bị nặng hơn khi mang thai.Mặc dù, chúng gây khó chịu cho bạn nhưng chúng không ảnh hưởng đến em bé của bạn dưới bất kỳ hình thức nào.

Khái niệm

Bệnh trĩ được hình thành khi các tĩnh mạch giãn rộng và sưng trong hoặc xung quanh trực tràng và hậu môn. Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi từ 45-65.

Có tới 1/3 phụ nữ bị bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh vì khi mang thai lượng máu cùng hormone tăng lên trong cơ thể, làm các tĩnh mạch giãn ra và áp lực của thai đè nặng xuống dưới trực tràng và hậu môn tạo búi trĩ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường xuyên bị táo bón cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh này.

Triệu chứng

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ:

- Ngứa quanh vùng dưới/ hậu môn

- Đau nhức và đôi khi sưng

- Đau khi đi vệ sinh

- Có thể xuất hiện búi trĩ bên ngoài hậu môn

- Chảy máu khi đi vệ sinh

Điều trị khi mang thai

Dưới đây là các giải pháp giúp bạn quản lý và điều trị bệnh trĩ trong và sau thời kỳ mang thai:

- Ăn chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: ngũ cốc toàn phần, trái cây và rau củ.

- Uống nhiều nước

- Tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn

- Tránh đứng trong thời gian dài

- Chườm lạnh tại khu vực để giảm đau

- Nhẹ nhàng đẩy búi trĩ vào trong nếu chúng đang ở bên ngoài (nên thực hiện khi tay sạch và sử dụng một loại gel bôi trơn)

- Thực hành tư thế vệ sinh đúng cách

- Sử dụng các loại thuốc, kem bôi không kê đơn.

Trĩ trong và sau thai kỳ cần được theo dõi và đánh giá thường xuyên. Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hơn một tháng, thì điều quan trọng là cần tham khảo ý kiên bác sỹ.

Bùi Thương

 

Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm