Dị ứng thú cưng là một phản ứng dị ứng với các protein có trong tế bào da của động vật, nước bọt hoặc nước tiểu và các triệu chứng có thể tương tự như sốt thông thường, hắt hơi sổ mũi nên không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra.
Cùng tìm hiểu các triệu chứng dị ứng thú cưng và giải pháp phòng ngừa để bạn có thể học cách sống hài hòa với vật thú cưng trong gia đình.
Các protein trong chất tiết của vật nuôi gây ra phản ứng dị ứng tấn công mắt và đường thở, có thể dẫn đến các triệu chứng hen và viêm mũi. Nó cũng có thể gây viêm da dị ứng hoặc mề đay.
Thường rất khó để tránh tác nhân dị ứng đến từ vật nuôi của người khác hoặc những người tiếp xúc với động vật trước đó.
Thông thường động vật gây dị ứng là mèo, chó hoặc ngựa, tiếp đó là nhóm chuột, chim, bò và gia cầm.
Tại sao một số người dị ứng với động vật?
Khi tiếp xúc với hoặc hít phải protein từ chất tiết của động vật, cơ thể bị kích thích sản xuất ra histamine gây phản ứng dị ứng.
Các histamine kích thích đường hô hấp trên gây ra viêm mũi và triệu chứng hen suyễn hoặc biểu hiện trên da điển hình.
Nguyên nhân khiến một số người bị dị ứng động vật chưa được tìm ra nhưng xu hướng phản ứng dị ứng thường là do di truyền. Một số ý kiến cho rằng những người bị viêm tiểu phế quản khi còn nhỏ mà trong gia đình có thú cưng đặc biệt là mèo thì có thể có nguy cơ cao dị ứng với mèo khi họ già đi.
Các nguyên cứu cho thấy nếu phơi nhiễm cao từ rất sớm có thể hình thành miễn dịch tạm thời và có thể bị phá vỡ nếu phơi nhiễm giảm, ví dụ bạn chuyển đến một trường đại học xa nhà, ở đó không có thú cưng thì bạn có thể bị dị ứng khi quay trở về với thú cưng trong gia đình.
Vật nuôi rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Và rất có khả năng người chủ cũ của căn nhà bạn mới chuyển tới đã từng có thú cưng, và phải mất vài tháng đến một năm tác nhân gây dị ứng mới giảm thấp đến mức an toàn cho người bị dị ứng.
Nếu bạn nghi ngờ dị ứng thú cưng, hãy cách ly trong vài ngày để xem triệu chứng có biến mất không. Hoặc bạn có thể cần tới bệnh viện để xét nghiệm dị ứng, chẩn đoán xác định.
Dấu hiệu và triệu chứng dị ứng vật nuôi:
Khi chạm trực tiếp hay chạm vào đồ vật có chứa các chất gây dị ứng do thú cưng để lại hoặc hít phải, các phản ứng sau có thể xảy ra:
_ Viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi, tắc mũi.
_ Các triệu chứng ở mắt như ngứa, chảy nước mắt
_ Hen suyễn: ho, khò khè
_Ngứa da, xuất hiện các vết loét, đỏ
_ Nổi mề đay, phát ban.
Chẩn đoán dị ứng thú cưng:
Bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm da và mẫu máu để chẩn đoán xác định hoặc có thể chỉ cần dựa vào kinh nghiệm lâm sàng.
Nếu bạn có các triệu chứng của dị ứng vật nuôi thì tốt nhất là không nên nuôi chúng trong nhà, nhưng nếu vẫn muốn nuôi thì bạn nên:
_ Rửa tay sau khi tiếp xúc
_ Không cho thú cưng liếm lên mặt
_ Không cho thú cưng lên giường
_ Có càng ít đồ nội thất bọc vải càng tốt, nếu có thì cần vệ sinh thường xuyên
_ Giữ vệ sinh tường, sàn gỗ càng sạch càng tốt.
_ Giặt ga trải giường hàng tuần ở nhiệt độ 60 độ C
_ Dùng khăn ẩm hoặc máy hút bụi có bộ lọc để làm sạch nhà 2 lần 1 tuần
_ Để những người không bị dị ứng vật nuôi làm vệ sinh
_ Thường xuyên chải lông cho động vật
Chó và mèo nên được tắm ít nhất 1 lần 1 tuần và sấy khô lông của chúng đúng cách.
Hãy tìm hiểu các vật nuôi khác ít gây dị ứng như cá hay rùa, nhưng hãy lưu ý rằng bạn không bị dị ứng với thức ăn của chúng.
Thỏ và lợn tuy không rụng quá nhiều lông nhưng vẫn gây dị ứng bởi chất tiết của chúng, vì vậy hãy giữ chúng bên ngoài nhà.
Có thể mua bộ lọc chống dị ứng và hệ thống lọc khí đặc biệt nếu bạn bị hen suyễn hoặc dị ứng
Biến chứng tiềm ẩn của dị ứng thú cưng
Trong một số trường hợp, dị ứng thú cưng có thể dẫn tới các biến chứng sau:
_ Mẫn cảm hơn với các bệnh đường hô hấp khác
_ Nhiễm trùng tai
_ Khó ngủ
_ Làm nặng mức độ của bệnh hen suyễn và có khả năng lên cơn hen nặng
_ Bệnh chàm tiến triển
Tiến triển của dị ứng
Chủ vật nuôi nên biết điều quan trọng là phải tránh các chất gây dị ứng vì sự gia tăng nguy cơ phát triển hoặc làm tình trạng hen suyễn xấu hơn. Tuy có thể kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc nhưng bản thân dị ứng không thể bị loại bỏ
Đối với người chỉ dị ứng với một tác nhân thì liệu pháp miễn dịch là biện pháp khắc phục.
Thuốc điều trị dị ứng
Các loại thuốc sau đây có thể được dùng trong dị ứng:
_ Thuốc chống dị ứng:
Thuốc chống dị ứng (ví dụ loratadine, cetirizine, chlorphenamine). Những thuốc này làm giảm phản ứng dị ứng của Histamine.
_ Thuốc xịt mũi:
Thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ chứa natri cromoglicate, corticosteroid (ví dụ flnomasone) hoặc thuốc kháng histamine (ví dụ azelastine) có thể được sử dụng để giảm viêm mũi và kiểm soát các triệu chứng ở mũi.
_Thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt có chứa natri cromoglicate, nedocromil hoặc thuốc kháng histamine (ví dụ azelastine) làm giảm viêm mắt và có thể được sử dụng nếu các triệu chứng về mắt là một vấn đề cụ thể.
_Thuốc Montelukast
Thuốc Montelukast có thể làm giảm một số dị ứng và chúng có thể được sử dụng nếu các loại thuốc trên không làm giảm triệu chứng.
Thuốc trị hen suyễn cho dị ứng thú cưng
Nếu dị ứng gây ra các triệu chứng hen suyễn, một số loại thuốc hen suyễn dưới đây có thể được sử dụng:
Thuốc giãn phế quản: đây là những loại thuốc có tác dụng nhanh giúp thư giãn các cơ trơn của đường thở. Chúng được sử dụng khi cần thiết để làm giảm khó thở, ho và thở khò khè. Salbutamol được sử dụng phổ biến nhất.
Chống viêm: những chất này hoạt động trong thời gian dài hơn và hoạt động bằng cách giảm viêm trong đường thở. Chúng nên được sử dụng thường xuyên để có lợi ích tối đa. Corticosteroid được sử dụng phổ biến nhất.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.