Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau họng sau khi phẫu thuật

Đau họng sau khi phẫu thuật khá phổ biến, đặc biệt là trong những ca phẫu thuật gây mê. Đau họng không đáng báo động trừ khi khả năng nói chuyện bị ảnh hưởng hoặc đau nhức kéo dài không cải thiện.

Hầu hết các bệnh nhân được gây mê toàn thân khi phẫu thuật đều có hiện tượng khó chịu ở họng mức độ từ khó chịu nhẹ đến rất khó chịu trong vòng vài giờ đến vài ngày sau phẫu thuật. Những bệnh nhân được gây mê theo những phương pháp khác hoặc chỉ gây tê vùng mổ thường không gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân gây đau họng sau phẫu thuật

Cổ họng có thể đau sau phẫu thuật vì một trong hai lý do sau:

Đầu tiên, họng có thể bị đau do mất nước. Trước và sau khi phẫu thuật thường không được phép ăn uống hoặc chỉ được uống một chút nước sau phẫu thuật. Vì vậy, uống một chút nước có thể cải thiện tình trạng này. 

Thứ hai, trong khi gây mê toàn thân, người bệnh sẽ được đặt nội khí quản, là một ống dẫn khí được nối với máy thở đưa vào miệng xuống đến cổ họng bệnh nhân để cung cấp oxy và thông khí trong quá trình phẫu thuật và có khả năng duy trì trong giai đoạn hồi phục sớm.

Ống nội khí quản có thể gây khó chịu cho cổ họng, lưỡi và dây thanh quản. Quá trình lắp ống thở có thể gây khó chịu cho cổ họng, và việc giữ ống có thể gây kích thích thêm ở miệng và cổ họng. Sau khi ống được lấy ra, bệnh nhân thường thấy rằng miệng, cổ họng và đường hô hấp của họ bị kích ứng, có thể thấy bỏng rát hoặc cảm thấy các triệu chứng khác.

Nếu tình trạng của bệnh nhân đòi hỏi phải duy trì máy thở lâu hơn, tình trạng đau họng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, bác sĩ sẽ khuyến khích thực hiện phẫu thuật mở khí quản nếu người bệnh cần duy trì sử dụng máy thở trong 10-14 ngày, do việc giữ ống thở  quá lâu có thể gây tổn thương dây thanh quản vĩnh viễn.

Làm gì khi bị đau họng sau phẫu thuật

Chăm sóc đau họng thông thường bao gồm hạn chế nói, uống nhiều nước và có thể sử dụng các loại viên ngậm trong vòng một vài ngày. Các viên ngậm với benzocaine đặc biệt hiệu quả đối với loại kích ứng này, do có thể giúp gây tê vùng bị kích ứng. Ngậm kẹo có thể cũng có ích, chẳng hạn như kẹo cam, chanh do động tác này sẽ giúp bôi trơn vùng bị kích ứng, làm giảm cảm giác kích ứng. 

Ngoài ra, hãy cố gắng uống nhiều nước để giữ ẩm cho cổ họng. Nếu được, bạn cũng có thể uống nước lạnh. Nhiều người lại thích ăn kem hoặc ăn đồ lạnh để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, hãy tránh các vị cam chanh do có thể làm tăng cảm giác kích ứng. 

Đau họng nghiêm trọng sau phẫu thuật

Nếu tình trạng đau họng kéo dài hơn một tuần, hãy cân nhắc việc tham khảo ý kiến bác sĩ phẫu thuật của của bạn hoặc đi khám. Hãy gọi cho bác sĩ phẫu thuật của mình nếu bạn nhận thấy giọng nói của mình đã bị ảnh hưởng. Tuy tổn thương họng và dây thanh quản vĩnh viễn hiếm khi xảy ra, nhưng đây cũng là một trong những nguy cơ khi gây mê toàn thân, nhưng nếu can thiệp và điều trị sớm thì tình trạng này có thể cải thiện.   

Đừng bỏ qua những vấn đề về cổ họng trong những ngày sau phẫu thuật, đặc biệt là những vấn đề không thấy cải thiện. Hầu hết mọi người đều cho thấy không còn vấn đề gì với cổ họng trong vòng 3-4 ngày sau phẫu thuật và đã có thể ăn uống bình thường trở lại. 

Hãy nhớ rằng vấn đề về họng cũng có thể không liên quan gì đến phẫu thuật. Ví dụ, một người có bị khó chịu họng nhẹ sau khi phẫu thuật, nhưng có thể bị viêm họng trong vài ngày sau đó gây khó chịu và sẽ cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị. 

Lời khuyên

Đau họng sau phẫu thuật thường không phải là một vấn đề lớn, và sẽ cải thiện nhanh chóng trong những ngày sau đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau họng không cải thiện trong vòng vài ngày sau phẫu thuật, hoặc các vấn đề về giọng nói không được cải thiện thì hãy báo ngay với bác sĩ phẫu thuật của mình, và nếu cần thiết có thể đi khám bác sĩ tai mũi họng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những cách ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
 
 
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

  • 30/09/2023

    Sàng lọc HIV: Những điều cần biết

    Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.

  • 30/09/2023

    Tại sao chúng ta không thể ngửi thấy mùi cơ thể của chính mình?

    Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.

Xem thêm