Theo PGS.TS. Hoàng Công Minh – nguyên chủ nhiệm bộ môn Độc học, Trung tâm Phòng chống nhiễm độc - Học viện Quân y, ở Việt Nam có khoảng 50 - 100 loài nấm độc khác nhau.
Mùa xuân, thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loài nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm. So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao.
Các dấu hiệu nhận diện nấm độc:
1. Nấm có đủ: mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc.
2. Bên trong thân cây nấm mầu hồng nhạt, mũ nấm mầu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm là nấm độc
3. Bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm), độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu
Xin giới thiệu đặc điểm nhận dạng một số loại nấm độc
1. Nấm độc tán trắng (Amanita verna)
- Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt mũ nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm
đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành mũ nấm phẳng với đường kính khoảng 5 –
10 cm. Khi già mép mũ có thể cụp xuống.
- Phiến nấm: Màu trắng.
- Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ.
- Chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.
- Thịt nấm: Mềm, màu trắng, mùi thơm dịu.
- Độc tố chính: các amanitin (amatoxin) có độc tính cao
2. Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)
- Mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác...
- Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, mũ nấm lúc non đầu tròn hình trứng, mép
khum đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành mũ nấm thường khum hình nón với
đường kính khoảng 4 – 10 cm.
- Phiến nấm: Màu trắng.
- Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân
cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.
- Thịt nấm: Mềm, màu trắng, mùi khó chịu.
- Độc tố chính: các amanitin (amatoxin), có độc tính cao
3. Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)
- Mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu
tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm.
- Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽ; Đường kính mũ nấm 2 – 8cm.
- Phiến nấm lúc non mầu hơi trắng gắn chặt vào cuống nấm và khi già có màu xám
hoặc nâu tách rời khỏi cuống nấm.
- Cuống nấm: Mầu từ hơi trắng đến vàng nâu dài 3-9cm, không có vòng cuống.
- Thịt nấm: mầu trắng
- Độc tố chính: muscarin
4. Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites)
ruộng ngô và một số nơi khác...
- Mũ nấm: Lúc còn non hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu
nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng,
đường kính mũ: 5 – 15 cm . Trên bề mặt mũ nấm có các vẩy mỏng màu nâu bẩn,
vảy dày dần về đỉnh mũ.
- Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm): Lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh
nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ.
- Cuống nấm: Màu từ trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ.
Chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc; Dài 10 – 30 cm.
- Thịt nấm: Màu trắng
- Độc tính thấp, chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa.
Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2015, cả nước đã ghi nhận 12 vụ ngộ độc nấm độc, làm 56 người mắc, 52 người đi viện và 04 người tử vong; so với cùng kỳ năm 2014, số vụ tăng 01 vụ, số mắc tăng 10 người, số đi viện tăng 07 người, tuy nhiên tử vong giảm 09 người. Riêng trong tháng 5/2015 đã xảy ra 10 vụ ngộ độc nấm, Kon Tum là địa phương ghi nhận nhiều nhất với 04 vụ, tiếp đến là một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu với 02 vụ, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái xảy ra 01 vụ.
Do đó, để phòng chống ngộ độc nấm độc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo:
1. Tuyên truyền người dân “tuyệt đối không thu hái, không chế biến và không ăn nấm mọc hoang dại, nấm lạ, không rõ nguồn gốc, nấm nghi ngờ không bảo đảm an toàn dù chỉ một lần”.
2. Phát hiện sớm các triệu chứng ngộ độc liên quan đến việc ăn nấm (buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, đau đầu…) cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.