Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cục máu đông trong não, vì đâu mà có?

Cục máu đông hình thành trên não hoặc “chạy” lên não có thể đưa đến đột quỵ - một biến cố về sức khỏe gây tàn phế và tử vong cao. Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?

1. 80% trường hợp đột quỵ gây nên bởi cục máu đông

Trong cơ thể, máu phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm gần như đối lập, một là chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, hai là nhanh chóng đông lại để ngăn chặn mất máu khi bị thương. Để làm được điều này, cơ chế đông máu rất quan trọng.

Tuy nhiên, nếu máu đông không đúng lúc và gây ra sự hình thành huyết khối (cục máu đông) trong lòng mạch, chúng có thể di chuyển và cản trở dòng chảy của máu đến các cơ quan quan trọng, trong đó có tim và não. Đây chính là “thủ phạm” hàng đầu gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác.

Bất cứ ai đều có thể bị cục máu đông tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống (ảnh minh họa)

Đặc biệt, cục máu đông gây ra 80% các trường hợp đột quỵ não với 2 dạng chính. Đó là đột quỵ do huyết khối khi cục máu đông hình thành trực tiếp tại não, những động mạch này có thể tích tụ chất béo, mảng bám lâu ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau (điển hình là mỡ máu cao) dẫn đến lòng mạch máu hẹp dần hoặc nứt vỡ các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm hạn chế hoặc mất hoàn toàn sự lưu thông dòng máu.

Và đột quỵ tắc mạch, do sự tồn tại của các cục máu đông hình thành các bộ phận khác trong cơ thể, thường là tim và di chuyển đến não. Biểu hiện thường gặp là nhịp bất thường ở hai buồng phía trên của tim (rung nhĩ), có thể làm hình thành cục máu đông.

Cục máu đông thường chạy lên não mà không đến các vị trí khác là bởi vì 2 động mạch cảnh ở hai bên cổ chúng ta có áp lực dòng máu chảy lên rất mạnh để cung cấp máu cho não - mặc dù trọng lượng của cơ quan này nhỏ nhưng nhu cầu máu lại rất cao. Khi lên não, thông thường cục máu đông sẽ làm tắc những mạch máu lớn, gây ra tình trạng nhồi máu não với vùng thiếu máu và chết não rất rộng.

2. Cục máu đông thường xuất hiện ở những vị trí nào?

Khi cục máu đông hình thành, nó có thể tích tụ lại (được gọi là huyết khối) và chặn lưu lượng máu hoặc vỡ ra (gọi là tắc mạch), sau đó di chuyển đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, điển hình là não, gây ra đột quỵ.

(Ảnh minh họa)

Cục máu đông có thể hình thành vào bất kể thời điểm nào và ở bất kì vị trí nào trong cơ thể, từ tim, não, phổi đến chân, cánh tay. Các triệu chứng cảnh báo cục máu đông có thể thay đổi, tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của nó trong cơ thể.

Trong đó, nếu cục máu đông xuất hiện ở não hoặc “chạy” lên não sẽ gây ra tình trạng mạch máu não bị bít tắc bởi cục huyết khối làm cho vùng não được nuôi dưỡng bởi động mạch đó bị thiếu máu, dẫn tới hoại tử, chết. Khi đó, máu không đến được não sẽ gây ra lú lẫn, mất thị lực hoặc lời nói. Ngoài ra, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, méo miệng, yếu liệt một bên tay/ chân, nói khó, nói ngọng…

Lúc này, điều tiên quyết là gọi cấp cứu để nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế có thể điều trị đột quỵ nhanh nhất. Không chần chừ đợi triệu chứng qua đi hoặc chích lễ, nặn chanh. Không cho bệnh nhân ăn uống, kể cả thuốc để tránh hít sặc, nguy hiểm tính mạng trước khi đến được bệnh viện.

80% trường hợp đột quỵ gây nên bởi cục máu đông, với các triệu chứng méo miệng, liệt 1 bên tay chân, nói ngọng…

(Ảnh minh họa)

3. Làm sao chặn cục máu đông chạy lên não gây đột quỵ?

Cục máu đông có thể xuất hiện trên tất cả mọi người. Nhưng trong đó một số nhóm người sẽ có nguy cơ cao hình thành cục máu đông hơn cả. Chẳng hạn như người bị tăng huyết áp; đái tháo đường; lớn tuổi (>65 tuổi), nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam giới; tiền sử nhồi máu não; cơn thiếu máu não thoáng qua; mắc các bệnh lý về mạch máu.

Mặt khác, những người sở hữu yếu tố gây rung nhĩ như căng thẳng, lo lắng, thiếu ngủ; rối loạn điện giải; hút thuốc lá; bia rượu; tiền sử đái tháo đường; tiền sử gia đình; COPD; béo phì; một số bệnh lý về tim (thiếu máu cơ tim, bệnh lý về van tim) cũng có nguy cơ cao hình thành cục máu đông và dễ dàng “bắn” lên não.

Hiện nay, không có phương pháp nào ngăn ngừa hoàn toàn sự hình thành cục máu đông, tuy nhiên, có rất nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ, một trong số đó là sử dụng thuốc. Nếu đã bị huyết khối một lần, bạn cần sử dụng một số loại thuốc để phòng ngừa huyết khối và giải quyết các yếu tố nguy cơ đột quỵ trong tương lai.

Các loại thuốc đó bao gồm thuốc chống đông máu (chẳng bạn như warfarin, sin throne, dabigatran, apixaban, rivaroxaban) hoặc các thuốc kháng tiểu cầu (chẳng hạn aspirin liều thấp hoặc clopidogrel) giúp làm loãng máu và làm giảm nguy cơ đông máu; thuốc hạ huyết áp; statin làm giảm nồng độ cholesterol trong máu… Tuy nhiên các loại thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ.

Lối sống lành mạnh kết hợp với việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ, sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp ngăn ngừa đột quỵ.

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng để phòng ngừa cục máu đông và đột quỵ. Bạn cần duy trì các thói quen có lợi như không hút thuốc lá, ăn nhạt, ăn ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa), ăn nhiều rau củ quả tươi, tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần (đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục nhịp điệu dưới nước)…

Từ việc xác định cục máu đông là yếu tố cơ bản gây đột quỵ, trong suốt những năm qua, các chuyên gia trên thế giới đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm phương pháp phòng ngừa và phá tan huyết khối. Trong đó, tại Nhật vào những năm 80 của thế kỷ trước, TS Sumi Hiroyuki đã phát hiện ra món ăn truyền thống của người Nhật được làm từ đậu tương lên men có một hoạt chất giúp phá sợi tơ huyết rất mạnh và đặt tên là nattokinase.

Không chỉ riêng nhà vi sinh lỗi lạc của Nhật Bản mà có ít nhất 17 nghiên cứu trên thế giới về công dụng làm tan cục máu đông, phòng đột quỵ của nattokinase. Qua các nghiên cứu ghi nhận, enzyme này có khả năng phân hủy tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu) hữu hiệu gấp 4 lần plasmin của cơ thể (enzym nội sinh làm tan máu đông). Sau khi vào cơ thể sẽ làm tăng tốc phản ứng sinh hóa làm tiêu tan sợi tơ huyết, rút ngắn thời gian phân hủy cục máu đông, cứu nguy cho người nguy cơ đột quỵ cao.

Nattokinase có khả năng làm tan các sợi tơ huyết quấn dính bất thường cũng như các cục máu đông gây tắc nghẽn lòng mạch máu não.

(Ảnh minh họa)

Ngoài công dụng làm tan cục máu đông, nattokinase còn hỗ trợ làm giảm huyết áp ở người huyết áp cao và gia tăng tuần hoàn máu não cho người huyết áp thấp. Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy dùng chung nattokinase làm giảm tác dụng của các loại thuốc huyết áp.

Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA), tổ chức lớn nhất thế giới chuyên nghiên cứu về nattokinase cũng khuyến cáo sử dụng enzym này cho người trên 50 tuổi, người mắc bệnh lý tim mạch liên quan đến huyết khối hoặc có độ nhớt máu cao (nhồi máu cơ tim, tiểu đường, xơ vữa mạch máu, rối loạn mỡ máu…).

Như vậy, khi áp dụng đồng bộ những giải pháp này, cục máu đông sẽ không còn là mối nguy hại đối với sức khỏe của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm gì khi thấy người thân bị đột quỵ?

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm