Có phải đeo kính sẽ khiến bạn ngày càng cận nặng thêm?
Với những ai trót mắc phận "bốn mắt" hẳn đã từng nghe đâu đó lời khuyên kiểu như sau: "Đừng đeo kính nhiều, coi chừng gỡ ra không thấy đường đi đấy".
Lời khuyên này dựa trên suy nghĩ rằng các cơ điều khiển sự co giãn của thủy tinh thể trong mắt không cần phải hoạt động nhiều khi bạn đeo kính.
Và giống như người lười tập thể dục, các cơ đó sẽ yếu dần đi và bạn càng lúc sẽ phải nỗ lực nhiều hơn chỉ để nhìn rõ một vật nào đó. Hay nói cách khác, đeo kính nhiều thì độ cận sẽ càng tăng.
Nhưng độ tin cậy của lời khuyên này đến đâu, và phải chăng cho dù cận nặng hay nhẹ thì bạn cũng không nên thường xuyên đeo kính?
Để giải đáp khúc mắc, trước tiên chúng ta cần hiểu được nguyên nhân của tật cận thị và cách mắt kính điều chỉnh lại thị lực.
Hầu hết các vấn đề về tầm nhìn ở con người đều do nhãn cầu quá dài, hoặc quá ngắn so với bình thường. Điều này khiến giác mạc và thủy tinh thể không thể hội tụ ánh sáng đúng ngay võng mạc làm cho hình ảnh nhìn thấy bị mờ nhòe.
Với trường hợp nhãn cầu dài, ánh sáng hội tụ phía trước võng mạc một khoảng gây nên tật cận thị, người bệnh chỉ nhìn rõ vật ở gần và khó khăn khi nhìn khoảng cách xa. Ngược lại, nhãn cầu ngắn, làm ánh sáng hội tụ sau võng mạc gây nên viễn thị, và người bệnh lúc này lại nhìn xa tốt hơn nhìn gần.
Chiếc kính được tạo ra với vai trò bù trừ cho hình dạng bất thường của nhãn cầu, làm lệch đôi chút đường đi của các tia sáng để có thể hội tụ ngay đúng võng mạc, giúp người cận hay viễn nhìn rõ mọi vật xung quanh.
Như vậy, có thể hiểu việc đeo kính chỉ giúp mắt bạn trở lại trạng thái trước khi bị tật, và có vẻ như nó chẳng khiến bạn cận nặng thêm hay nhẹ đi cả.
Vì vậy "team cận thị" hãy nhớ rằng, đừng đổ lỗi cho việc đeo kính, độ cận tăng là bởi lối sống không hợp lý và tuổi tác khiến thủy tinh thể mất đi độ mềm dẻo khó thay đổi tiêu cự hơn. Đeo kính thường xuyên chỉ giúp ích chứ không hề kéo giảm thị lực của bạn.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.