Ngày nay mắt kính không chỉ giúp bảo vệ hay chữa trị các tật khúc xạ mà còn là phụ kiện thời trang không thể thiếu. Nhưng mắt kính như thế nào là phù hợp với gương mặt, làm sao có thể chọn được mắt kính hợp với khuôn mặt? Cùng tham khảo ngay cách chọn kính phù hợp với khuôn mặt vừa giúp bạn che đi khuyết điểm và vừa giúp gương mặt xinh đẹp hơn.
Bệnh đau mắt đỏ là từ dân gian chỉ viêm kết mạc cấp. Kết mạc là tròng trắng của mắt. Nói chung đây là bệnh lành tính, không gây ảnh hưởng thị lực. Đa số tự khỏi trong vòng 7 - 10 ngày. Điều trị đau mắt đỏ giúp làm giảm bệnh tiến triển nặng thêm và phòng ngừa biến chứng cũng như lây lan thành dịch.
Glôcôm (glaucoma, thiên đầu thống) là bệnh có thể dẫn đến mù lòa. Do bệnh tiến triển âm thầm nên hầu hết bệnh nhân glôcôm đến viện khi bệnh đã ở giai đoạn cần phẫu thuật mới có thể cứu chữa được. Nhưng không phải phẫu thuật xong là bệnh khỏi hẳn. Việc theo dõi đề phòng biến chứng sau mổ glôcôm là rất cần thiết.
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng viêm và đỏ lớp màng trong suốt bao phủ lòng trắng và mặt trong mi mắt. Hiểu về bệnh cũng như cách phòng ngừa lây nhiễm sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình.
Viêm kết mạc là một tình trạng nhiễm trùng gây khó chịu, đỏ và kích ứng tại các mô niêm mạc mắt, và còn được gọi với một tên gọi khác là đau mắt đỏ. Đa số các trường hợp đau mắt đỏ có nguyên nhân là do virus hoặc vi khuẩn. Nhưng ngược lại, viêm kết mạc mùa xuân thường có nguyên nhân là do phản ứng dị ứng.
Bình thường, nước mắt được sinh ra từ lệ đạo, giữ cho đôi mắt được bôi trơn và làm sạch. Sau khi nước mắt được sản sinh, với cử động của đôi mắt, những giọt nước mắt bị ép vào các ống dẫn ở góc bên trong, nhờ đó, nước mắt thoát ra khỏi mắt nhỏ xuống ống lệ tỵ vào phía sau của mũi. Nếu ống dẫn này bị tắc hoàn toàn hoặc một phần, những giọt nước mắt không thoát ra ngoài sẽ làm tắc lệ đạo.
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có thể làm ảnh hưởng đến các tế bào nhạy cảm ánh sáng ở võng mạc, gây ra thoái hóa hoàng điểm, dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Hơn nữa, ánh sáng xanh còn góp phần gây khô mắt vì nó có năng lượng cao nhất so với các bước sóng ánh sáng khả kiến khác.
Khi biết con mình bị loạn thị, nhiều bậc phụ huynh rất ngỡ ngàng. Bởi cận thị là khái niệm nhiều người đã biết; và cận thị cũng khá phổ biến trong học đường. Còn loạn thị thì nhiều người vẫn hiểu về nó rất mơ hồ.
Có rất nhiều lý do khiến một người có thể bị khiếm thị như: bẩm sinh, bệnh lý, sau tai nạn… Phục hồi chức năng thị giác cho người khiếm thị là điều cần làm, giúp người khiếm thị có thể nhìn tốt hơn.
Khi mắt có sự bất thường vì các thành phần quang học (như trục nhãn cầu, giác mạc, thủy tinh thể…) làm ánh sáng đi vào mắt qua các thành phần này không hiện đúng trên võng mạc, khi đó mắt ta sẽ nhìn vật sẽ bị nhòe mờ hay nói cách khác mắt lúc này bị tật khúc xạ. Tật khúc xạ bao gồm: cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị.
Thị giác là một trong những giác quan đầu tiên bị ảnh hưởng bởi lão hóa. Thời gian không chỉ bào mòn sức mạnh thể chất mà còn khiến đôi mắt ngày càng già nua và dễ mắc các bệnh về mắt. Từ 40 tuổi trở đi, mắt bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lão hóa. Điều này không chỉ làm giảm thị lực mà còn khiến mắt dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…Đọc và hiểu sức khỏe mắt qua từng độ tuổi sẽ giúp bạn ý thức hơn được về việc giữ gìn đôi mắt của mình.
Bệnh giác mạc hình chóp là 1 tình trạng bệnh lý khiến cho giác mạc bị lồi ra ngoài. Giác mạc là 1 cấu trúc trong suốt, giống như mái vòm ở phía trước của mắt. Qua thời gian, giác mạc trở nên ngày càng dốc hơn. Với tình trạng này, giác mạc sẽ có hình chóp nón khiến cho tầm nhìn của người bệnh trở nên vô cùng méo mó và không rõ ràng.