Tuyến giáp là một tuyến có hình con bướm ở cổ, tiết ra một loại hóc môn giúp cơ thể sử dụng năng lượng và giữ cho não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh về tuyến giáp liên tục tăng cao, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc các bệnh về tuyến giáp. Theo ước tính rằng cứ 20 bệnh nhân thì 1 người có nhân tuyến giáp có thể sờ thấy được. Các nhân tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Tuy nhiên, nếu nam giới có nhân tuyến giáp thì khả năng mắc bệnh ung thư tuyến giáp là cao hơn.
(Ảnh minh họa)
2 cách tự kiểm tra tuyến giáp tại nhà
Cách đơn giản nhất để biết mình có bị ung thư tuyến giáp hay không, bạn chỉ cần đứng trước gương quan sát cổ và chạm vào để cảm nhận các nốt sần hoặc cục u.
- Quan sát: Bạn đứng đối diện với gương, ngẩng đầu lên, kéo áo để lộ hết cổ ra ngoài và quan sát xem 2 bên gáy có cân xứng hay không, có các cục u hay bị sưng tấy hay không. Sau đó, bạn hãy thử nuốt nước bọt, thanh quản có di chuyển lên xuống theo động tác nuốt không. Nếu nhận thấy có một cục u, điều đó có nghĩa là bướu cổ đang phát triển.
- Chạm vào: Đưa tay lên phía trước cổ và dưới vòm họng, sờ bên này rồi sờ bên kia, chạm từ từ xem thử có các cục u nào không. Các cục u to rất dễ nhận biết, nhưng cục u nhỏ thì cần quan sát và sờ nhiều lần để nhận biết sự thay đổi. Các cục u dưới 1cm thường cần phải siêu âm để biết chính xác.
Các chuyên gia khuyến cáo, ngay khi phát hiện cổ sưng, đặc biệt là vị trí tuyến giáp dưới thanh quản thì cần đến bệnh viện để kiểm tra và siêu âm.
3 nhóm người phải chú ý phòng bệnh tuyến giáp
Người hay căng thẳng và thường xuyên thức khuya
Tế bào tuyến giáp tham gia chặt chẽ vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thể lực quá căng thẳng trong thời gian dài cộng với việc không giải tỏa được cảm xúc khiến tế bào tuyến giáp không được phục hồi tốt, lâu ngày dẫn đến tuyến giáp bị tổn thương.
Người đã xạ trị vào ngực hoặc cổ khi còn nhỏ
Khi còn nhỏ, tế bào trong cơ thể đang trong thời kỳ tăng sinh mạnh mẽ, và bức xạ là một kích thích bổ sung để tăng sinh tế bào. Do đó có thể dễ dàng gây ra sự biến đổi ác tính của tế bào.
Người có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp có hai dạng, một là khởi phát từ cá nhân, hai là do di truyền. Nếu trong gia đình có người thân cấp 1 bị bệnh tuyến giáp thì nên kiểm tra tuyến giáp thường xuyên.
Bên cạnh đó, nếu những người sống cùng bạn bị ung thư tuyến giáp, cho dù họ không có quan hệ với bạn thì bạn vẫn cần đi kiểm tra tuyến giáp bởi rất có thể mọi người có cách ăn uống hay thói quen sinh hoạt giống nhau.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Phát hiện sớm ung thư tuyến giáp nhờ làm xét nghiệm này.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.