Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chủng virus cúm gia cầm H7N9 đang có sự biến đổi nguy hiểm hơn, người hay ăn thịt gà cần lưu ý những gì?

Bộ Y tế cảnh báo dịch cúm gia cầm H7N9 có nguy cơ lây lan cao và cực nguy hiểm.

Chủng virus cúm gia cầm H7N9

Hiện nay, Bộ Y tế đã ra cảnh báo dịch cúm gia cầm H7N9 có nguy cơ lây lan sang Việt Nam do gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc nhưng không ít người vẫn tỏ ra chủ quan. Điều này rất nguy hiểm vì nguy cơ mắc bệnh là rất lớn.

Bộ Y tế đã ra cảnh báo dịch cúm gia cầm H7N9 có nguy cơ lây lan sang Việt Nam.

Chủng virus cúm gia cầm H7N9 đang có sự biến đổi nguy hiểm

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cúm gia cầm H7N9 có nguy cơ gây bệnh ở người giết mổ do tiếp xúc trực tiếp.

Ngày 25/02/2017, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông tin chính thức về một số thay đổi độc lực của vi rút cúm A(H7N9) ở gia cầm, cụ thể như sau:

Ngày 18/2/2017, WHO đã được thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Trung Quốc về kết quả giải trình tự gen của virus được phân lập từ 2 bệnh nhân cúm A (H7N9) tại Quảng Đông, phát hiện một số thay đổi của virus cúm A (H7N9), cụ thể là virus đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.

Trước đó, ngày 17/2/2017, theo thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Đài Loan (Trung Quốc) về kết quả giải trình tự gien của virus được phân lập từ 01 bệnh nhân cúm A (H7N9) tại Đài Loan (Trung Quốc) cũng phát hiện sự thay đổi của virus cúm A (H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.

Cúm gia cầm H7N9 có nguy cơ gây bệnh ở người giết mổ do tiếp xúc trực tiếp.

Sự liên tục thay đổi như là một đặc điểm tự nhiên của virus cúm do quá trình tái tổ hợp. Do đó quan trọng là phải tiếp tục cảnh giác với sự thích ứng của virus cúm gia cầm ở người và các loài động vật có vú khác. Hiện nay, chưa có bằng chứng về sự thay đổi của virus cúm A (H7N9) làm lây truyền dễ dàng từ người sang người.

Theo thông báo từ phòng xét nghiệm chuẩn thức của WHO tại Bắc Kinh, trong đợt dịch lần thứ 5 này, có 8/86 (9%) mẫu virus cúm A (H7N9) trên người có dấu hiệu chỉ điểm về gen (genetic markers) kháng neuraminidase. Tuy nhiên, WHO chưa có bằng chứng để khuyến cáo các thay đổi về quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm virus cúm A (H7N9) ở người.

Từ tháng 10/2016 đến 22/2/2017 tại Trung Quốc đã ghi nhận 425 trường hợp cúm A(H7N9) ở người.

Người làm gà nên bảo hộ an toàn, không được chủ quan

Trong khi đó, tại nhiều cơ sở giết mổ gia cầm tại các chợ dân sinh không mấy quan tâm vấn đề này. Bởi nhiều người nghĩ dịch cúm gia cầm H7N9 đang ở tận Trung Quốc, không thể lây sang Việt Nam

Trước vấn đề này, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường vận động người dân hạn chế tiếp xúc gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường; chỉ ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được nấu chín kỹ, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; khuyến cáo người dân đi/đến từ vùng dịch bệnh cúm gia cầm chủ động theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng, có thể dẫn đến tử vong.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường vận động người dân hạn chế tiếp xúc gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) mối nguy lớn nhất của dịch cúm gia cầm chính là tâm lý chủ quan của người dân. Nhiều người có suy nghĩ chỉ người trực tiếp tiếp xúc, giết mổ gia cầm thường có nguy cơ nhiễm virus cao nhất. Thực tế, virus cúm gia cầm có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hay qua dịch tiết từ gà mà người mua, người bán hay giết mổ không để ý.

"Mặt khác, virus cúm gia cầm cũng có thể xâm nhập qua đường miệng (ăn, uống). Người mổ gia cầm sau khi mổ không rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn mà dùng tay ăn, uống có thể đưa virus vào miệng", PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.

Để hạn chế nguy cơ nhiễm virus gia cầm, chúng ta nên mua gà và chỉ mổ con gà khi đã được các cơ quan chứng năng kiểm dịch. Với người mổ gia cầm tại nhà phải đảm bảo gà còn khỏe mạnh. Khi mổ gà phải chú ý đeo găng tay, khẩu trang. Sau khi mổ gà xong phải rửa sạch dao, thớt và chỗ làm gà, rửa tay sạch bằng xà phòng.

Thịt gia cầm cần phải nấu chín trước khi ăn.

Mặt khác, thịt gia cầm cần phải nấu chín trước khi ăn. Với trứng gà, trứng vịt không nên ăn sống hay ăn khi còn lòng đào. Tuyệt đối không làm thịt gà hay bán gà chết để phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh.

Đặc biệt, không nên mua các loại gà không rõ nguồn gốc làm sẵn bày bán tràn lan vì đó những sản phẩm khó kiểm soát nguy cơ mắc bệnh từ các loại gà này rất lớn.

Lưu ý quan trọng nhất mà nhiều người không quan tâm đó là: Khi gia cầm chết, người dân cũng không nên tiếc mà thịt ăn. Bởi những con gia cầm này là mầm bệnh, khi chúng ta ăn vào cơ thể sức đề kháng sẽ dẫn đến mắc bệnh cho con người.

Theo Afamily
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm