Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chọn kính thuốc cho bé chớ bỏ qua 5 mẹo nhỏ sau đây

Trẻ đeo kính lần đầu thường khó tránh bị bạn bè chòng ghẹo, vì vậy nên chọn loại gọng không quá kỳ dị.

Cũng đừng mua cho con loại gọng đắt tiền hay không hợp với khuôn mặt, nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là thuyết phục bé chịu đeo kính.

Chọn mua kính cho con hoàn toàn không phải việc dễ dàng. Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra bối rối trước “rừng” gọng kính bày la liệt ở cửa hàng. Làm thế nào để chọn được chiếc gọng vừa ý bé mà lại đủ bền? Những lời khuyên sau đây sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn, còn bé thì có được cặp kính chất lượng và bền.

1. Chọn gọng phù hợp lứa tuổi

Gọng kim loại thường mềm dẻo hơn và nhẹ hơn nhưng lại hay bị cong. Nếu con bạn tuổi còn rất nhỏ hoặc khá mạnh tay với đồ chơi thì nên cân nhắc chọn gọng nhựa cứng cáp.

2. Chọn gọng nhỏ nếu mắt kính dày

Nếu trẻ cần đeo kính số cao và mắt kính rất dày thì cha mẹ nên chọn loại gọng nhỏ nhất để mắt kính sau khi mài không còn quá dày. Ngoài ra, mắt kính càng được mài nhỏ thì độ quang sai ở mép kính càng giảm, khiến hình ảnh ngoại vi ít bị mờ hay méo mó. (Độ quang sai là sự sai lệch của ánh sáng khi đi qua mắt với các thành phần có độ khúc xạ khác biệt: màng nước mắt, giác mạc, thủy dịch, thủy tinh thể và dịch thủy tinh).

3. Gọng phải vừa khít với sống mũi

Giữ cho kính nằm cố định trên khuôn mặt là điều đặc biệt quan trọng với trẻ em vì khi kính bị trễ, nhiều bé sẽ chẳng buồn đẩy kính trở lại vị trí cũ mà cứ để vậy và nhìn không có kính (nhìn vượt lên mép trên của mắt kính).

Ở đa số trẻ em, mũi còn chưa phát triển hoàn chỉnh, sống mũi chưa đủ cao để ngăn gọng nhựa tụt xuống dưới. Ngày nay đa số các nhà sản xuất đã tính đến điều này và thiết kế gọng nhựa phù hợp với trẻ nhỏ. Ngoài ra, gọng kim loại cũng thường được chế tạo cùng cầu tì mũi có thể điều chỉnh, giúp kính vừa khít với mũi của trẻ và không bị tụt xuống.

Cần chọn và thử gọng trước khi lắp mắt kính. Khi đeo gọng, hãy yêu cầu trẻ lắc đầu ở nhiều vị trí khác nhau, gọng phù hợp sẽ vừa vặn, cố định trên khuôn mặt. Chú ý quan sát xem gọng có khớp với sống mũi không. Nếu có khoảng trống, dù là nhỏ, giữa cầu của gọng và sống mũi của trẻ thì không nên chọn gọng kính này vì sau khi lắp, sức nặng của mắt kính sẽ khiến kính bị trượt xuống xa hơn. Nếu bé rất thích chiếc gọng cứ bị trôi tuột xuống dưới, hãy hỏi xem có loại gọng tương tự với cầu tì mũi hay gọng cỡ nhỏ hơn không.

4. Chọn gọng có chốt lò xo

Chốt lò xo làm tăng độ mềm dẻo của gọng kính, giúp phần càng doãi rộng ra phía ngoài mà không làm hỏng gọng. Điều này rất tốt đối với trẻ em vì các bé thường tháo kính vội vã hoặc chỉ dùng một tay tháo kính, khiến hai càng của gọng bị dão và hỏng. Chốt lò xo khiến giá thành tăng chút ít nhưng lại giúp tiết kiệm khoản chi để sửa gọng hay thay kính mới. Chốt lò xo cũng giúp cha mẹ dễ dàng tháo kính cho con khi bé ngủ quên.

5. Chọn vật liệu của mắt kính

Mắt kính thủy tinh có ưu điểm không trầy và giữ được độ trong suốt lâu nhưng lại nặng hơn và dễ vỡ. Mắt kính nhựa tổng hợp nhẹ và không vỡ nhưng lại dễ trầy xước và giảm độ trong suốt sau một thời gian sử dụng. Đa số trẻ em thường quăng quật kính của mình khá mạnh tay, vì vậy nên chọn mắt kính có lớp bảo vệ chống xước. Mắt kính chống xước tuy có giá thành cao hơn nhưng lại kinh tế hơn vì giúp kéo dài tối đa thời gian sử dụng mỗi cặp mắt kính.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc trẻ bị cận thị

Bs Trần Thu Thủy - Theo Bệnh viện Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm