Lò vi sóng có tác dụng làm nóng lại thức ăn đã nguội lạnh chỉ trong vài phút. Không có gì nhanh hơn là đặt luôn hộp thức ăn vào lò vi sóng và chỉ việc chờ đợi để thưởng thức. Một số vật dụng như giấy bạc và màng bọc thực phẩm không được coi là "an toàn với lò vi sóng" và thường được khyên không nên cho vào lò vi sóng. Nhưng còn hộp xốp thì sao?
Hộp xốp là gì?
Hộp đựng thực phẩm bằng xốp là một dạng bao bì thực phẩm dùng một lần cho nhiều loại thực phẩm và đồ uống như thức ăn nấu chín từ các cửa hàng đồ ăn, mỳ ăn liền, kem, cà phê mang đi,… Hộp xốp cũng được sử dụng để phục vụ khách hàng mang đồ ăn còn thừa từ bữa ăn tại nhà hàng về nhà.
Xốp là chất cách nhiệt tốt, nhẹ, không tốn kém và tiện lợi để mang thức ăn theo cũng như giữ cho thực phẩm vẫn còn nhiệt độ khi mang về nhà.
Các hộp đựng thực phẩm bằng xốp mà chúng ta biết đến được làm từ xốp polystyrene giãn nở hay còn được gọi là EPS và được sản xuất bằng cách phun xốp vào khuôn. Vật liệu này thường có màu trằng và có khoảng 95% là không khí, giúp nó cực kỳ nhẹ nhưng bền cho mục đích đóng gói.
Bọt EPS đôi khi được gọi là Styrofoam như một thuật ngữ chung cho các sản phẩm làm từ xốp. Tuy nhiên cách gọi này không đúng, Styrofoam là một nhãn hiệu công ty chuyên sản xuất bọt polystyrene ép đùn ô kín (XPS), được sử dụng cho mục đích cách nhiệt và thủ công. Ngược lại, bọt EPS thường có màu trắng và được làm từ các hạt polysterene nở, được sử dụng cho hộp đựng thực phẩm dùng một lần, máy làm mát hoặc làm vật liệu đệm trong bao bì.
Đọc thêm tại bài viết: Nguy cơ thôi nhiễm hóa chất độc hại từ hộp xốp đựng thực phẩm
Xốp có an toàn để đựng thực phẩm không?
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hộp đựng thực phẩm bằng xốp polystyrene dùng để đóng gói thực phẩm là khá an toàn đối với sức khỏe con người khi sử dụng.
Tuy nhiên, việc sử dụng hộp xốp sẽ gây hại cho sức khỏe khi chúng bị nhiễm các kim loại nặng như cadmium hoặc chì từ vật liệu sản xuất không tinh khiết.
Nếu bạn lưu trữ và bảo quản thức ăn không đúng cách cũng sẽ khiến hộp xốp trở nên có hại. Theo nguyên tắc, chúng ta được khuyến cáo chỉ nên đựng thức ăn lạnh trong hộp xốp. Nhưng trên thực tế thì hộp xốp được dùng để đựng cả thức ăn nóng khi vừa chế biến xong, lúc này styrene – một chất độc hại trong xốp – sẽ được giải phóng và nhiễm vào trong thức ăn, từ đó gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Vì hộp xốp thường không kín hoàn toàn, do đó khi bảo quản trong tủ lạnh, nếu bạn không đậy kín hộp đúng cách cũng khiến vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn và gây hại.
Bạn có thể hâm nóng thức ăn thừa bằng lò vi sóng không?
Để biết loại hộp xốp đựng thực phẩm bạn đang dùng có thích hợp để quay trong lò vi sóng hay không, bạn hãy kiểm tra bao bì của hộp xốp.
Hãy nhìn vào hộp đựng xốp của bạn và xem nó có biểu tượng mô tả hình dạng lò vi sóng với một loạt các đường gợn sóng hay không. Đây là ký hiệu cho thấy hộp đựng có thể an toàn và dùng được trong lò vi sóng. Tuy nhiên, nếu bạn không nhìn thấy biểu tượng này, bạn không nên cho hộp đựng vào lò vi sóng. Thay vào đó, hãy chuyển thực phẩm của bạn sang vật đựng an toàn cho lò vi sóng trước khi hâm nóng lại.
Đọc thêm tại bài viết: Túi nilon, hộp xốp: dùng sao để không bị nhiễm độc
Hộp đựng xốp rất tiện lợi để giữ thực phẩm và đồ uống ở nhiệt độ vừa hoặc lạnh, nhưng nhìn chung, hộp xốp thực sự không phải là lựa chọn tốt khi hâm nóng lại thực phẩm.
Các hóa chất từ styrene có thể ngấm vào thực phẩm khi hộp đựng xốp được làm nóng và gây hại cho sức khỏe, điều này là do Styrene đã được phân loại là hóa chất gây ung thư. Hộp xốp khi bỏ vào lò vi sóng cũng có nguy cơ bắt lửa hoặc tan chảy (đặc biệt là nếu hâm quá lâu ở nhiệt độ cao) nếu loại hộp đó không được đánh dấu là an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng.
Vì vậy, hộp đựng xốp có thể an toàn khi bạn đặt giao đồ ăn (với nhiệt độ vừa phải, không quá nóng) đến tận cửa nhà bạn và giữ đồ ăn trong tủ lạnh để sử dụng sau, nhưng bạn chỉ nên dùng chúng một lần và bỏ đi, không nên tái sử dụng hoặc hâm chúng trong lò vi sóng cùng thực phẩm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì, phụ nữ mang thai và cho con bú,… Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.