Bù nước
- Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hoặc gói hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp trẻ mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng mất nước và sụt cân. Mỗi gói ORS lớn cần pha với 1 lít nước đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói ORS với nửa lít nước), mỗi gói ORS II hoặc mỗi viên/gói hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 24 giờ không uống hết phải bỏ đi.
- Trường hợp không có dung dịch oresol có thể nấu nước cháo muối: một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch (tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ đến khi lọc còn được 5 bát nước cháo (tương đương 1 lít) cho trẻ uống dần.
- Điều trị tại nhà nếu trẻ không có biểu hiện mất nước, nghĩa là trẻ tỉnh táo, khóc có nước mắt, không trũng, uống nước (bú) bình thường, lưỡi ướt. Cho trẻ uống nước và điện gải nhiều hơn bình thường, có thể dùng các dung dịch pha chế tại nhà như: oresol, nước cháo muối, nước quả tươi, súp, nước canh.
Lượng dung dịch bù nước cần cho trẻ uống được tính như sau:
Trẻ dưới 2 tuổi: uống 50 – 100 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài
Trẻ 2 - 10 tuổi: uống 100 – 200 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài
Trẻ > 10 tuổi: uống oresol đến hết khát sau mỗi lần đi ngoài
Nếu trẻ không thích mùi vị dung dịch bù nước này, hãy thay bằng dung dịch bù nước khác, khi số lần tiêu chảy không nhiều (2-3 lần mỗi ngày) có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây. Một số trẻ khi tiêu chảy kèm theo nôn nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cần cho trẻ uống từng ít một. Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa. Với trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ.
Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. Trẻ được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.
Đưa trẻ đến khám lại ngay nếu:
Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục)
Nôn tái diễn
Trở nên rất khát
Ăn uống kém hoặc bỏ bú
Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị
Sốt cao hơn
Có máu trong phân
Trẻ cần được khám, điều trị và theo dõi tại cơ sở y tế khi:
Có dấu hiệu mất nước: trẻ kích thích, khóc không có nước mắt, lưỡi khô, khát (uống nước háo hức), nếp véo da mất chậm.
Có dấu hiệu mất nước nặng: trẻ li bì, mệt lả, mắt rất trũng và khô, khóc không có nước mắt, nếp véo da mất rất chậm, uống kém hoặc không thể bú được.
Chế độ dinh dưỡng
- Để trẻ không bị sụt cân, cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau), cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ: cho trẻ tiếp tục bú mẹ bình thường và tích cực cho trẻ bú mẹ là rất cần thiết. Sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng khi trẻ bị tiêu chảy vì trong sữa mẹ vừa đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu. Nếu trẻ bú sữa công thức, vẫn tiếp tục cho bú bình thường.
Trong một vài trường hợp bé bị tiêu chảy do rotavirus có hiện tượng kém dung nạp với đường lactose trong sữa, nên thay sữa đang bú bằng các loại sữa không có đường lactose theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi hết tiêu chảy, trẻ sẽ uống lại sữa đã uống trước khi bệnh.
- Trẻ lớn hơn: cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nên bắt trẻ nhịn, kiêng khem. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài...
- Tránh dùng các loại thực phẩm có lượng đường nhiều, lượng đạm và các chất điện giải thấp, các thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như: măng, rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt.
- Tránh sử dụng các dung dịch nước quả công nghiệp, nước có ga gây khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy tăng và rối loạn các chất điện giải trong cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc như trên rất đơn đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên do chưa có kiến thức đầy đủ khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy số thói quen thường gặp sau đây có thể gây ra những hậu quả trầm trọng cho trẻ:
Dùng thuốc chống nôn, cầm đi ngoài: khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần, các bà mẹ thường cho trẻ ăn lá ổi, hồng xiêm xanh... và các thuốc cầm đi ngoài khác.
Trẻ ngừng đi ngoài ngay nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo và gây ra hậu quả là các tác nhân gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, thậm chí nặng lên.
Tự dùng kháng sinh: các bà mẹ thường tự dùng kháng sinh điều trị cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy dẫn đến hậu quả là làm rối loạn thêm vi khuẩn chí (vi khuẩn có ích) trong đường tiêu hóa của trẻ, vừa không chữa được bệnh lại dễ dẫn đến ngộ độc thuốc và kéo dài ngày bệnh và giảm khả năng hấp thu của trẻ.
Chỉ sử dụng kháng sinh cần theo chỉ định của nhân viên y tế, áp dụng trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn, amip (phân có nhầy máu).
Kiêng khem: nhiều bà mẹ cho trẻ kiêng thịt, trứng, sữa, cá... Cho trẻ ăn cháo trắng với muối, không cho bú mẹ... gây hậu quả là giảm cung cấp chất dinh dưỡng trẻ không có đủ năng lượng để chống đỡ với bệnh tật, mau chóng kiệt sức, suy dinh dưỡng, khó hồi phục sau bệnh.
Bù dịch và điện giải không đúng: Hạn chế cho trẻ uống nước vì sợ uống vào lại tiêu chảy nhiều, ngừng cho trẻ bú, chỉ cho trẻ uống nước đường hoặc cho uống oresol không đúng nồng độ quy định gây hậu quả là không bù được nước và điện giải, trẻ càng mất nước nhiều hơn, tình trạng nặng lên nhanh chóng.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.
Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.