Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cha mẹ của những đứa trẻ thất bại có điểm chung?

Sinh ra một đứa trẻ đã khó, nuôi dạy đứa trẻ đó nên người lại càng khó hơn.

Nghề nào khó nhất trên thế giới? Đó chính là làm cha mẹ.

Thành công của một đứa trẻ sau này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến địa vị kinh tế xã hội, môi trường sinh sống và trình độ giáo dục của các bậc cha mẹ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khó khăn trong việc xác định cách dạy con nào mới là hoàn hảo nhất bởi lý do các nhà nghiên cứu không thể theo dõi cả một quá trình sinh sống của các hộ gia đình. Tuy vậy, các nhà khoa học cũng xác định ra những phương pháp giáo dục con cái có mối liên hệ mật thiết với những vấn đề mà trẻ hay gặp phải như tâm lý suy sụp, lo lắng sau này.

Theo một nghiên cứu tâm lý cho thấy, 9 phương pháp giáo dục con cái sau đây là nguyên nhân cản trở thành công của con trẻ sau này.

1. Không khuyến khích con sống độc lập

Một nghiên cứu thực hiện năm 1997 tại đại học Vanderbilt cho thấy những bậc cha mẹ thường kiểm soát con cái mình về mặt tâm lý sẽ dẫn đến một loạt những biểu hiện tiêu cực ở trẻ bao gồm tính rụt rè và ỷ lại.

Tính cách độc lập có thể giúp trẻ vượt qua áp lực cuộc sống.

Theo kết quả nghiên cứu này trên Tạp chí nghiên cứu tuổi vị thành niên, hành động khuyến khích con cái sống độc lập, đặc biệt là những đứa trẻ đang ở tuổi dậy thì có thể giúp nâng cao khả năng giải quyết mâu thuẫn cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng minh rằng trẻ càng trở nên độc lập càng có khả năng chịu đựng áp lực cao.

2. Suốt ngày mắng nhiếc con cái

Nghiên cứu thực hiện năm 2013 tại Đại học Pittsburgh chỉ ra rằng thói quen dạy bảo con cái hà khắc qua lời quát tháo, chửi tục hoặc sử dụng những từ ngữ lăng mạ sẽ ảnh hưởng lâu dài đến nhân cách của trẻ.

Mắng nhiếc gây hậu quả lâu dài đối với trẻ nhỏ.

Nghiên cứu thực hiện trong vòng 2 năm cũng đưa ra những bằng chứng cho thấy thói quen kiểu này có tác động tiêu cực như dẫn tới các vấn đề trong hành vi đối xử và triệu chứng trầm cảm không thua kém gì kiểu dạy bảo bằng roi vọt.

“Rất khó để có thể kêu gọi các bậc cha mẹ ngưng làm điều này bởi cách giáo dục này cũng có 2 mặt: hành vi cư xử lệch lạc của trẻ là nguyên nhân khiến cha mẹ phải áp dụng “kỷ luật thép” tuy nhiên dạy bảo kiểu này cũng có thể khiến trẻ có những hành vi cư xử lệch lạc”.

3. Kiểm soát con quá chặt

Quan tâm đến con cái không phải là điều xấu, tuy nhiên kiểm soát con chặt chẽ quá mức có thể gây nên tình trạng lo lắng và tâm lý bất ổn ở trẻ.

Quản thúc con cái có thể gây phản tác dụng.

Sau khi tiến hành khảo sát 300 sinh viên đại học, đăng trên Tạp chí nghiên cứu gia đình và trẻ em, kết quả cho thấy: “Nghiên cứu đã ghi nhận trường hợp các sinh viên bị bố mẹ quản thúc chặt có xu hướng rơi vào tình trạng suy sụp tinh thần cao hơn, đồng thời bất mãn với cuộc sống hơn”.

Đây chỉ là một trong số nhiều nghiên cứu khác, trong đó có nghiên cứu của Đại học Tennessee đã chứng minh mối liên hệ giữa thói quen quản thúc con cái quá mức của các bậc phụ huynh với tình trạng suy sụp tinh thần ở những sinh viên trẻ tuổi.

Những đứa trẻ chung sống với những ông bố bà mẹ như thế này có xu hướng ngại thay đổi, rụt rè và thường tiêu khiển bản thân bằng thuốc giảm đau.

4. Không quan tâm giờ giấc ngủ nghỉ của con cái

Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra mối liên hệ giữa giờ đi ngủ không cố định với kết quả học hành sa sút. Giờ giấc ngủ nghỉ không cố định là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiếu động, phá phách hoặc trạng thái cảm xúc bất ổn.

Ngủ không đúng giờ giấc gây ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ.

Ngoài ra, nếu duy trì thói quen này sẽ có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ.

Nhà khoa học Yvonne Kelly – đồng tác giả nghiên cứu trên đã chia sẻ với Medical News Daily: “Chúng ta đều biết quá trình phát triển sớm của trẻ có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe và nhân cách qua từng diễn biến của cuộc đời sau này. Nếu giấc ngủ của trẻ thường xuyên bị gián đoạn, nhất là trong thời kỳ quan trọng trong quá trình phát triển có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ suốt đời”.

5. Để mặc con xem TV khi chưa đủ lớn

Từ cả chục năm nay, TV được các bậc phụ huynh lấy ra làm đối tượng để dọa nạt con cái, nếu một đứa trẻ không nghe lời đồng nghĩa với việc thời gian ngồi dán mắt vào màn hình sẽ bị cắt giảm và ngược lại. Chính biện pháp trên là nguyên nhân dẫn tới một thực trạng đáng lo ngại.

TV không phải là đồ vật có khả năng giáo dục trẻ hiệu quả.

Nghiên cứu thực hiện năm 2007 của Tạp chí Nhi khoa cảnh báo rằng đối với những trẻ dưới 3 tuổi, xem TV quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới vốn từ vựng, dễ trở nên thụ động và là nguyên nhân dẫn tới tính cách hung hăng thích bắt nạt bạn bè ở nhà trẻ.

Ngoài ra, thói quen xem TV thường xuyên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tập trung, đọc hiểu cũng như khả năng tính toán.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những chương trình giáo dục như “Sesame Street” hay “Barney” thực sự có lợi cho trẻ, nhưng chỉ đối với trẻ từ 2 tuổi rưỡi đến 5 tuổi mà thôi.

6. Áp đặt tính bảo thủ và độc đoán

Nghiên cứu từ những năm 60 thế kỷ trước, nhà tâm lý học phát triển Diana Baumride đã phát hiện ra 3 kiểu giáo dục con cái cơ bản của các bậc cha mẹ đó là dễ dãi, độc đoán và nghiêm khắc.

"Con phải đạt điểm A ngay lập tức vì bố/mẹ yêu cầu con thế”.

Trong đó, kiểu giáo dục nghiêm khắc được cho là hiệu quả nhất giúp các con nghe theo những điều hay lẽ phải. Thế còn kiểu kém hiệu quả nhất? Chính là thái độ dạy con theo cách bảo thủ, độc đoán. Các bậc cha mẹ chỉ biết đòi hỏi và không chấp nhận bất kỳ cuộc nói chuyện thiện chí nào.

Thực tế trong cuộc sống thường ngày, các bậc cha mẹ bảo thủ sẽ nói như kiểu, “Con phải đạt điểm A ngay lập tức vì bố/mẹ yêu cầu con thế”. Đó quá thật là một nguyên tắc hà khắc thiếu cơ sở mà một đứa trẻ có thể nhận thức.

Mặt khác, những bậc cha mẹ này sẽ chống chế rằng điểm cao sẽ giúp con cái họ học tập và đạt thành tích cao trong cuộc sống.

Nghiên cứu năm 2005 trên Tạp chí Tâm lý Giáo dục chỉ ra áp đặt con cái có thể làm thui chột sự tự tin của trẻ ở trường lớp. Tuy nhiên tác giả cũng nhấn mạnh “kết quả thu được không đồng nhất khi xét theo yếu tố văn hóa, sắc tộc và địa vị kinh tế xã hội”.

7. Thường xuyên sử dụng điện thoại di động trước mặt con cái

Nghiên cứu trên tạp chí Y khoa Translational Psychiatry ghi nhận cha mẹ bị phân tâm bởi thứ khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con cái.

Điện thoại di động có thể khiến cha mẹ bị phân tâm.

Do nghiên cứu này được thực hiện trên loài chuột vì thế chúng ta vẫn chưa biết liệu nó có đúng với con người hay không.

Tuy nhiên, thứ đồ công nghệ gây phân tâm chưa hẳn là thứ tốt. Nhiều bác sĩ cấp cứu đã từng chứng kiến mức độ gia tăng các ca bị thương ở trẻ nhỏ tin rằng smartphone chính là lời giải thích hợp tình hợp lý cho tình trạng này.

Một nghiên cứu khác từ trường Đại học bang Pennsylvinia thừa nhận việc sử dụng smartphone “thực sự là mối đe dọa nguy hiểm đến sự bảo vệ và phát triển ở trẻ nhỏ”.

8. Lạnh lùng và hờ hững với con cái

Hiển nhiên rằng sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái dường như không thể thay thế được nếu muốn đứa trẻ phát triển khỏe mạnh và bình thường về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Thể hiện tình yêu với con cái chẳng mất gì cả.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu đi sự bao bọc từ cha mẹ sẽ dẫn tới những hành vi ứng xử không tốt sau này, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy khó đứng vững trước những bấp bênh trong cuộc sống, đặc biệt khi trẻ ở tuổi vị thành niên.

Một khi đứa trẻ không có sự quan tâm đúng mức từ cha mẹ có thể khiến chúng tách rời xã hội, luôn rơi vào tình trạng lo lắng bất an, thậm chí dẫn tới trầm cảm.

9. Phạt con cái bằng roi vọt

Phạt con cái theo cách này có thể dẫn tới nhiều vấn đề sau này như tình trạng tăng động, tính cách hung hăng và hành vi chống đối ở trẻ.

Roi vọt không phải cách trừng phạt tốt nhất.

Một nghiên cứu thực hiện năm 2000 cho thấy những trẻ đang học lớp 1 có vấn đề trong hành vi ứng xử thường xuyên bị đánh đòn có khả năng cao sẽ trở nên hư hỏng, bất trị.

Phân tích từ Đại học Texas cũng củng cố nhận định trên bằng một nghiên cứu thực hiện trong vòng 50 năm với 160,000 đối tượng là trẻ em ghi nhận biện pháp trừng phạt bằng roi vọt có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tinh thần và khả năng nhận thức của trẻ.

Theo Genk/Techinsider
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm