Ghép tủy xương là gì?
Tủy xương là những mô mềm, xốp nằm trong các xương lớn (như xương ức, xương chậu, xương sườn và cột sống), từ đây các tế bào máu được sản sinh. Các tế bào máu được tạo ra bao gồm:
Tuỷ xương chứa các tế bào gốc tạo máu đa năng (pluripotential hemopoietic stem cell). Các tế bào này sinh sản liên tục trong suốt cuộc đời. Một phần nhỏ sẽ được giữ lại như là các tế bào nguồn, tuy rằng số lượng sẽ giảm dần theo tuổi. Phần lớn được biệt hoá thành các tế bào máu khác nhau.
Cấy ghép tủy xương bao gồm việc cấy ghép các tế bào gốc, các tế bào gốc sẽ di chuyển đến tủy xương là nơi chúng tạo ra các tế bào máu mới và kích thích sự phát triển của tủy mới. Cấy ghép tủy xương thay thế tế bào gốc bị hư hỏng bằng các tế bào khỏe mạnh. Điều này giúp cơ thể bạn tạo ra đủ số lượng tế bào máu hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu tham gia các quá trình sinh lí chống nhiễm trùng, rối loạn chảy máu hoặc thiếu máu.
Tế bào gốc khỏe mạnh có thể được người khác hiến tặng, hoặc bạn có thể sử dụng tế bào gốc của chính mình. Trong những trường hợp như vậy, tế bào gốc có thể lấy ra trước khi bạn bắt đầu quá trình hóa trị hoặc xạ trị. Những tế bào gốc khỏe mạnh sau đó được lưu trữ và sử dụng trong cấy ghép.
Tại sao bạn cần cấy ghép tủy xương
Việc cấy ghép tủy xương được thực hiện khi tủy xương không còn duy trì được chức năng sinh lí bình thường. Nguyên nhân thường do nhiễm trùng mạn tính, bệnh tật hoặc điều trị ung thư. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Các biến chứng liên quan đến cấy ghép tủy xương là gì?
Ghép tủy xương được coi là một kỹ thuật y tế và bất kì thủ thuật nào cũng có những rủi ro. Đó là
Các triệu chứng trên thường ngắn hạn, nhưng ghép tủy xương có thể gây ra các biến chứng. Cơ hội phát triển các biến chứng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: tuổi, sức khỏe tổng quát, các bệnh đang điều trị, loại cấy ghép của bạn.
Biến chứng có thể nhẹ hoặc rất nghiêm trọng và có thể bao gồm:
Trao đổi với bác sĩ nếu bạn thấy có bất kì triệu chứng bất thường nào sau quá trình cấy ghép.
Mời các bạn đón đọc bài viết "Cấy ghép tủy xương - Phần 2" tại website Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thiếu máu bất sản (suy tủy xương)
Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về nhịp tim bình thường với từng lứa tuổi trong bài viết dưới đây:
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít đạm mang lại rất nhiều lợi ích như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở cả nam và nữ giới.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển các phương pháp chữa trị căn bệnh HIV và phổ biến chúng trong tương lai.
Để tác động lên "cậu bé", điều chỉnh chế độ ăn hằng ngày là cách dễ nhất. Vì thế nam giới nên hạn chế ăn quá nhiều ớt, sa tế, rượu, mỡ động vật…
Ở trong một mối quan hệ sai lầm có thể gây ra nhiều hậu quả về mặt thể chất. Dưới đây là 7 dấu hiệu giúp bạn nhận biết điều bất ổn trong mối quan hệ hiện tại.
Một số người coi vết sẹo của họ là vết thương trong một hành động đáng tự hào, và họ không có gì phải xấu hổ, nhưng việc chăm sóc vết thương mới có thể giúp chúng không để lại sẹo. Hãy làm theo những lời khuyên trong bài viết sau đây để làm được điều đó.
Bác sĩ tim mạch Mỹ chia sẻ các phương pháp hoàn toàn tự nhiên giúp làm giảm huyết áp.
Bạn có thể đã từng phải đối phó với chứng đau lưng khi bạn mang thai, việc tăng cân, thay đổi nội tiết tố là không thể thay đổi được và gây tổn hại cho cơ thể bạn, bao gồm cả lưng.