Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thiếu máu bất sản (suy tủy xương)

Khi bạn bị chứng rối loạn hiếm nhưng có thể chữa được gọi là thiếu máu bất sản, tủy của bạn – phần xốp phía trong xương – sẽ ngừng sản xuất tế bào máu mới. Đôi khi một loại tế bào máu bị ngừng sản xuất, nhưng phổ biến hơn là cả ba loại tế bào máu bị ảnh hưởng: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Bệnh này có thể tiến triển dần dần hoặc xảy ra đột ngột. Nếu số lượng tế bào máu quá thấp, điều này có thể đe dọa đến tính mạng.

Đối tượng nhiều nguy cơ

Bất kì ai cũng có thể bị thiếu máu bất sản, nhưng bệnh này nhiều nguy cơ xảy ra ở những người cuối tuổi vị thành niên và ngoài 20 tuổi hoặc người già. Nam giới và nữ giới có nguy cơ bệnh như nhau. Bệnh này xảy ra thường xuyên hơn ở những nước đang phát triển.

Có hai loại thiếu máu:

  • Thiếu máu bất sản mắc phải
  • Thiếu máu bất sản di truyền

Bác sĩ sẽ kiểm tra để biết rằng bệnh nhân mắc dạng bệnh nào.

Thiếu máu bất sản do di truyền bị gây ra bởi khiếm khuyết gen, phổ biến nhất ở trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi. Nếu bạn bị dạng bệnh này, sẽ có nguy cơ cao bệnh tiến triển thành máu trắng hoặc các loại ung thư khác, vì vậy phải gặp bác sĩ thường xuyên.

Thiếu máu bất sản mắc phải thường xảy ra ở người trưởng thành. Các nhà nghiên cứu tin rằng một số tác nhân sẽ kích thích các vấn đề của hệ miễn dịch. Các khả năng có thể xảy ra:
  • Bệnh virut chẳng hạn HIV hoặc Epstein-Barr
  • Một số loại thuốc cụ thể
  • Chất hóa học độc hại
  • Hóa trị hoặc xạ trị điều trị ung thư

Triệu chứng là gì?

Mỗi một loại tế bào máu có một vai trò khác nhau:

  • Hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể.
  • Bạch cầu chống lại nhiễm khuẩn.
  • Tiểu cầu ngăn chảy máu.

Triệu chứng của bạn phụ thuộc vào loại hồng cầu bị giảm, tuy nhiên có thể bệnh nhân sẽ bị giảm ba loại tề bào máu. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến:

Hồng cầu thấp:

  • Mệt mỏi
  • Hơi thở gấp
  • Choáng váng
  • Da nhợt nhạt
  • Đau đầu
  • Đau ngực
  • Nhịp tim bất thường

Bạch cầu thấp:

  • Nhiễm khuẩn
  • Sốt

Tiểu cầu thấp:

  • Dễ thâm tím và chảy máu
  • Chảy máu mũi

Nếu bạn có một vài trong số những triệu chứng này, bác sĩ có thể làm một xét nghiệm gọi là xét nghiệm công thức máu toàn bộ. Bác sĩ có thể sinh thiết tủy xương để kiểm tra xem bạn có bị rối loạn này không.

Bệnh này chữa như thế nào?

Nếu bác sĩ có thể xác định nguyên nhân của thiếu máu bất sản, bệnh nhân có thể tránh xa yếu tố nguy cơ, từ đó triệu chứng có thể biến mất. Nhưng bác sĩ ít khi xác định được nguyên nhân chính xác.

Nếu bệnh của bạn khôn nặng lắm, bạn không cần điều trị trừ khi hoặc cho đến khi lượng máu thấp hơn một mức độ cụ thể. Trong trường hợp thấy, bác sĩ có thể kê đơn thay thế hormon hoặc thuốc để giúp tủy xương sản xuất nhiều tế bào máu hơn. Bác sĩ có thể gợi ý thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm để chống nhiễm khuẩn.

Phần lớn mọi người bị thiếu máu bất sản sẽ cần truyền máu ở một thời điểm nào đó.

Nếu lượng tế bào máu đếm được rất thấp, bác sĩ có thể gợi ý ghép tủy xương hoặc cấy tế bào gốc để thúc đẩy khả năng tạo tế bào máu của cơ thể. Bạn có thể cần nguồn cho máu thích hợp với máu của bạn. Những thủ thuật này đôi khi có thể chữa thiếu máu bất sản, nhưng thường  thành công nhất ở người trẻ tuổi, tủy xương có thể lấy ở người có quan hệ họ hàng gần.

Nếu cấy ghép không phải là lựa chọn phù hợp với ban, bác sĩ có thể kê thuốc để cơ thể ngừng tấn công tủy xương.

Cả hai cách điều trị này đều nguy hiểm, vì vậy nên nói thảo luận với bác sĩ.

Sống chung với bệnh thiếu máu bất sản

Nếu bạn có rối loạn này:

  • Tránh xa khỏi các bộ môn thể thao để tránh chấn thương và chảy máu.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Tiêm phòng cúm hàng năm.
  • Tránh xa đám đông càng nhiều càng tốt.
  • Đi khám trước khi phải đi máy bay hoặc đến nơi cao, nơi có ít oxy. Có thể bạn cần truyền máu trước.

Tìm hiểu thêm về truyền máu tại bài viết: 9 điều bạn chưa biết về truyền máu

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm